Làm thế nào để phòng tránh viêm não mô cầu?

Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, bát, đũa, cốc, đều có thể dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh viêm màng não do não mô cầu.

Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, bát, đũa, cốc, đều có thể dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh viêm màng não do não mô cầu.

Ngày 25/2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có Công văn số 175/DP-DT đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh do não mô cầu.

Theo đó, bệnh do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân.

Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh TP HCM, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương …

Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế nhanh chóng triển khai một số biện pháp phòng chống dịch như sau:

Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng, điều trị dự phòng và triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng.

Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế biến chứng và tử vong, thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.

Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; vận động người dân đi tiêm chủng phòng bệnh tại các cơ sở y tế dự phòng.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho cơ sở triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên.

Vi khuẩn não mô cầu gồm có 4 nhóm chính: A, B, C và D, não mô cầu nhóm A và B thường hay gặp nhất.

Vi khuẩn não mô cầu cư trú tại vùng họng, mũi của người bệnh nên dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với các dịch tiết khi bệnh nhân ho, xuất tiết mũi, hoặc qua nước bọt…

Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người lành mang trùng.

Trong đó, các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, bát đũa, cốc, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại... đều có thể dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh viêm màng não do não mô cầu. Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

“Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.