Mẹ Sing vội cảnh báo thói quen "tưởng sạch hóa hại": Mẹ Việt lưu ý khi vệ sinh tai cho con

Luôn thấy "sung sướng" mỗi lần ngoáy tai, một bà mẹ đã áp dụng "chiêu" này cho con gái. Tuy nhiên, sau 1 lần gặp "nạn", chị lập tức chia sẻ lên blog để cảnh báo cho mọi người.

Luôn thấy "sung sướng" mỗi lần ngoáy tai, một bà mẹ đã áp dụng "chiêu" này cho con gái. Tuy nhiên, sau 1 lần gặp "nạn", chị lập tức chia sẻ lên blog để cảnh báo cho mọi người.


>> Mùa na: Những điều cấm kỵ khi ăn không nên bỏ qua

Con bị rách màng nhĩ vì mẹ dùng tăm bông lấy ráy tai cho con

Không ai biết chính xác lý do tại sao lấy ráy tai bằng tăm bông lại "gây nghiện" đến thế. Luôn cảm nhận sự "sung sướng" mỗi lần vệ sinh tai, một bà mẹ ở Singapore cũng đã áp dụng "chiêu" này cho cô con gái của mình.

Không ngờ, sau một lần ngoáy tai cho con, chị đã lập tức chia sẻ lên blog cá nhân để cảnh báo các bà mẹ bỉm sữa khác.

Chị Amada Russo ở Singapore vẫn nhớ như in cảm giác sợ hãi nhìn thấy chiếc tăm bông làm sạch cho tai con gái mình dính đầy máu.

Con bị rách màng nhĩ vì mẹ dùng tăm bông lấy ráy tai cho con - Ảnh 1.

"Thủ phạm" gây ra tai nạn thủng màng nhĩ cho rất nhiều trẻ em.

Một buổi tối trước giờ con đi ngủ, bà mẹ này nhận ra rằng mấy ngày rồi, chị chưa vệ sinh tai cho con. Vì vậy, trong khi con gái đang đánh răng, Amada đã chuẩn bị đồ nghề.

"Khi vừa đẩy tăm bông vào tai, bất chợt con bé giật mình và ngoảnh đầu lại phía tôi. Sau đó nó hét lên và nhảy vào vòng tay luôn. "Mẹ đang ngoáy tai cho con thôi mà", tôi đã trấn an con bé", chị Amada kể lại.

Vừa rút tăm bông ra, chị nhận thấy đầu tăm bông dính một ít máu. Lúc đó, cô con gái cũng khóc kêu đau ở tai.

"Tôi liền gọi điện cho bác sĩ nhi quen. Khi nghe tiếng chuông chờ, tôi nghĩ: Có lẽ nào mình làm rách màng nhĩ của con? Con có bị điếc vĩnh viễn không?", chị nhớ lại.

Không yên tâm, Amada liền hẹn bác sĩ ở phòng khám để kiểm tra tai cho con gái. Đúng như linh tính người mẹ mách bảo, màng nhĩ của cô bé bị thủng.

Con bị rách màng nhĩ vì mẹ dùng tăm bông lấy ráy tai cho con - Ảnh 2.

"Bác sĩ cho biết có thể tôi đã đẩy tăm bông vào khá sâu, để lấy ráy tai ra. Khi con bé giật mình và quay đầu lại, chiếc tăm bông đã đâm thủng màng nhĩ của con.

Không những thế, trong khi tôi vội vàng rút tăm bông ra, nó còn làm xước 1 tí da ở trong tai. Dù rất nhẹ nhàng nhưng tôi không biết tăm bông đã làm tổn thương màng nhĩ của con. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai", chị Amada cho biết.

Dù sao cũng rất may mắn khi bé chỉ bị rách màng nhĩ thông thường, chưa nghiêm trọng để gây ra hậu quả đáng tiếc cho thính lực. Và đang nhỏ tuổi nên khả năng màng nhĩ liền sẽ rất nhanh.

Bác sĩ đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân tự điều trị ở nhà.

Dịch vụ y tế quốc gia Anh NHS đã đưa ra cảnh báo không nên lấy ráy tai bằng "ngón tay, tăm bông hay bất kỳ dụng cụ nào khác" vì làm như vậy có thể "gây hại cho tai và đẩy ráy tai xuống sâu hơn".

Từ đó, hành động này sẽ gây nguy hiểm cho bộ phận thính giác.

Theo các nhà khoa học, ráy tai hoàn toàn có thể tự động được làm sạch bằng các hoạt động nhai, nuốt hay tắm rửa... Vì thế, việc dùng vật cứng ngoáy chỉ tạo cơ hội đẩy vi khuẩn vào sâu trong tai hơn, tạo nhiều ráy tai hơn.

Cách lấy ráy tai an toàn cho con tại nhà

Mới đây, Tiến sĩ David Hill, thành viên của Viện Nhi khoa Mỹ vừa tìm thấy "chìa khóa" để lấy ráy tai mới ngay trong tủ bếp của mọi gia đình.

Đó là hỗn hợp rượu và giấm, có thể làm mềm ráy, khiến nó chảy ra khỏi tai một cách dễ dàng hơn.

Con bị rách màng nhĩ vì mẹ dùng tăm bông lấy ráy tai cho con - Ảnh 4.

Rượu và giấm giúp lấy ráy tai dễ dàng.

"Hầu hết chúng ta đều muốn lấy ráy bằng mọi cách. Nhưng về mặt y học, ráy tai có chức năng như một hàng rào bảo vệ làn da nhạy cảm ở ống tai ngoài, chống lại các nguy hiểm.

Nó cũng là một hàng rào vật lý cản bụi và côn trùng; một hàng rào hóa học bằng cách dậy mùi hơi chua, vì vậy, vi khuẩn và nấm không thể tồn tại ở bên trong tai", tiến sĩ Hill cho biết.

Ông cho biết thêm những người đi bơi hay bị nhiễm trùng ống tai ngoài do tai không có đủ lượng ráy để bảo vệ.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ráy tai tích tụ quá dày, tiến sĩ Hill đưa ra một số phương pháp tốt nhất để lấy ráy tai.

Quá trình vận động xương hàm khi nhai và nói chuyện là những cách tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ ráy tai ra khỏi ống tai.

Các bạn không bao giờ được phép sử dụng cục bông hay Q-tip, vì các dụng cụ này đẩy ráy sâu hơn vào trong tai.

Trong quá trình tắm, hãy dùng một chiếc khăn mềm để lau sạch phần ráy ở vành tai.

Con bị rách màng nhĩ vì mẹ dùng tăm bông lấy ráy tai cho con - Ảnh 5.

Còn với những cục ráy tai quá dày, Tiến sĩ Hill khuyên nên sử dụng một lượng nhỏ hỗn hợp dấm ăn và rượu để đẩy ráy tai ra ngoài.

Bước 1: Pha hỗn hợp dấm ăn và rượu theo tỷ lệ 1:1

Bước 2: Đổ một thìa cà phê hỗn hợp này vào tai và nghiêng đầu sang một bên

Bước 3: Giữ yên tư thế đó trong vòng 1 phút, sau đó nghiêng tai để hỗn hợp cùng với ráy tay, chất bẩn chảy ra ngoài.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.