Mưa bạo bệnh từ... khói thuốc

Hút thuốc lá có hại, đã có nhiều năm các phương tiện truyền thông dội và đầu chúng ta không ít thông tin như vậy. Vậy thì tại sao thế giới vẫn có hàng trăm triệu người hút thuốc và không thể cai thuốc? Và tại sao từ cây trồng được coi là thảo dược đã trở thành kẻ đầu độc nhân loại lớn nhất?

Cây thuốc lá thuần chủng (Nicotina tabacum), tức cây muntanski vốn là loài thực vật có họ với khoai tây và cà chua. Nó chứa tối đa 8% các alkaloid - trong đó có nicotin - và được con người biết đến từ rất lâu. Dân da đỏ chính là người đầu tiên phát hiện ra cây thuốc lá. Họ trồng và hút, song trước hết phục vụ các mục đích chữa bệnh và trong các dịp lễ tôn giáo. Khi Kristốpphơ Côlông mang hạt thuốc lá về châu Âu, thoạt đầu nó được coi như cây trồng làm cảnh. Mãi đến nửa cuối thế kỷ XVI, Jean Nicot, đại sứ Pháp tại Lisbon mới du nhập về tổ quốc mình tập hút thuốc lá. Chính vì lý do này, nhiều năm sau giới khoa học lấy vị đại sứ (Nicot) để đặt tên chất độc chủ yếu của thuốc lá (nicotin).

Sau Chiến tranh Thế giới II, khi hút thuốc bắt đầu trở thành mốt, không ai nghĩ rằng, nó sẽ trở thành chuẩn mực mang tính xã hội, thoạt đầu trong phái mày râu, sau đó cả phụ nữ. Ngày nay bất chấp mốt không thuốc lá, tuổi bắt đầu hút thuốc vẫn có xu hướng trẻ hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo động: Hiện có gần một tỷ đàn ông và 250 triệu phụ nữ trên thế giới là đối tượng nghiện ngập. Dẫu sự thật tốc độ gia tăng tiêu thụ thuốc lá trên phạm vi thế giới đang trên đà suy giảm, song vẫn còn ở mức cao. Người ta tính được rằng, năm qua dân chúng trên trái đất đã đốt khoảng 5,5 ngàn tỷ điếu thuốc! Đó là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, nếu biết rằng, hút thuốc là nguyên nhân 90% các ca ung thư phổi (chính xác chiếm 80-90% các trường hợp ung thư phổi ở nam giới và 60-85% các trường hợp ở phụ nữ) và là một trong những nguyên nhân tử vong chính do các bệnh ung thư. Theo số liệu tính toán, mỗi năm hút thuốc cướp đi sinh mạng khoảng 1,2 triệu người trên toàn thế giới.

Sự tiếp xúc với khói thuốc cũng gắn liền với các bệnh ung thư thanh quản, ung thư lưỡi và môi. So với người không hút thuốc, tỷ lệ người hút thuốc mắc bệnh ung thư thận, ung thư bàng quang, dạ dày, gan và tụy, ung thư vú và cổ tử cung, ung thư máu - cao hơn hẳn. Theo giới chuyên gia, nguy cơ tử vong vì các bệnh ung thư ở người hút thuốc cao gấp bẩy lần so với người không hút thuốc - về tổng thể, khoảng 1/3 tất cả các dạng ung thư có mối liên quan đến hút thuốc.

Hủy diệt, nhưng cũng bảo vệ

Bức tranh sẽ chỉ có một màu đen, nếu như không có thực tế: Cá biệt một số bệnh ít xuất hiện hơn ở những người hút thuốc lá! Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy, thí dụ nguy cơ ung thư và u xơ tử cung ở phụ nữ hút thuốc thấp hơn so với đồng loại không hút thuốc có thể gắn liền với những rối loạn hoóc-môn diễn ra ở nhóm thứ nhất. Trong trường hợp viêm loét đại tràng, hút thuốc giảm thiểu được một nửa nguy cơ ngã bệnh, với bệnh Parkinson (liệt rung) hút thuốc giảm thiểu 20% nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên tác dụng "tích cực" của thuốc lá vẫn quá nhỏ so với tác dụng tiêu cực. Thực tế nghiên cứu đã khẳng định: Có quá nhiều nhân tố gây ung thư là sản phẩm của thuốc lá. Bởi lẽ có mối liên hệ trực tiếp giữa hút thuốc lá và cái chết do bệnh ung thư, các nghiên cứu về những cơ chế phân tử của sự phát triển ung thư do hậu quả hút thuốc có thể dẫn đến việc hiểu rõ cơ ché xuất hiện mọi dạng ung thư.

Khối u phá triển từ từ. Giai đoạn đầu những nhân tố gây ung thư do người hút thuốc hít vào cơ thể sẽ thâm nhập vào các tế bào và phá hoại cấu trúc ADN, hành động dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động của tổ chức này. Bình thường tế bào sẵn có nhiều cơ chế tự vệ, trong đó có khả năng dẫn dụ những ADN bị tổn thương không thể sửa chữa đến cái chết đã được lập trình. Những sản phẩm của các gien siêu đẳng (một trong số đã được nhận dạng là gien p53) được phân công thực hiện nhiêm vụ đó. Trường hợp tế bào với ADN bị chấn thương vẫn tồn tại trong khi những tế bào không thể loại bỏ được những tổn thương, những biến thể sẽ tồn trữ. Một khi những biến thể đó liên quan đến tập hợp gien điều chỉnh quá trình chia tách và chuyên môn hóa tế bào - có thể dẫn đến tình trạng gọi là sự biến đổi ung thư. Hậu quả các tế bào sẽ nhân bản không thể kiểm soát và khối u phảt triển thành bệnh lý. Khả năng xâm lấn, tức những di căn sang những cơ quan khác của chúng rất nguy hiểm.

Khói sát thủ

TIN LIÊN QUAN Vài câu hỏi liên quan đến thuốc lá Hậu quả của hút thuốc lá thụ động ở trẻ em Hội chứng cai thuốc lá Khi thuốc lá tấn công cơ thể… Mối nguy hại từ thuốc lá Thuốc lá khiến đàn ông bất lực 7 tác hại của thuốc lá với sắc đẹp

Những thủ phạm chính - hóa chất gây ung thư - hiện diện cả dòng khói chính (người hút hít vào phổi) cũng như trong dòng khói phụ, tức khói bốc ra tự nhiên từ điếu thuốc đã được đốt cháy. Chi tiết thú vị: Nồng độ những hợp chất độc hại trong dòng khói phụ cao hơn hẳn dòng khói chính. Theo nhiều tính toán, cứ mỗi điếu thuốc đã hút, người không hút thuốc ngồi cùng phòng với đối tượng hút thuốc sẽ hít vào một lượng độc tố tương đương 1/4 lượng chất độc tiềm ẩn trong một điếu thuốc. Ngoài ra khói thuốc còn chứa nhiều hợp chất độc hại với tác dụng yếu hơn. Trong số đó có acetoaldehyd (khoảng 1mg/1 điếu thuốc) oxit nitơ và khí các-bo-nic.

Thêm nữa trong vòng một năm, người hít khói thuốc thụ động sẽ bị nhiễm xạ một liều tương đương 250 lần chiếu chụp X-quang tiêu chuẩn (0,3mSv), tức cao hơn nhiều liều cho phép - chi tiết ít người biết. Bởi lẽ trong thuốc lá tiềm ẩn đồng vị của những nguyên tố phóng xạ từ đất nhiễm vào cây thuốc. Hàm lượng các hợp chất phóng xạ có trong thuốc lá lần đầu được mô tả vào giữa thập kỷ 60, thể kỷ XX. Những hợp chất được biết, thí dụ qua thông tin về vụ đầu độc cựu sĩ quan tình báo Nga Aleksander Litvinienko tháng 12 năm 2008 bằng đồng vị phóng xạ Po210 và radon (Rn222). Mỗi điếu thuốc chứa 0,3 pCI (pikokiura) polon 210 - tất cả sẽ thâm nhập vào tế bào và đường hô hấp người hút. Vậy nên, đối tượng mỗi ngày hút một bao sẽ làm nhiễm xạ buồng phổi của mình với liều 80-mSv/năm. Thuốc lá Mỹ đặc biệt độc hại, bởi những đồn điền thuốc lá canh tác tại quốc gia này được bón bằng loại phân bón hóa học có chứa nhiều nguyên tố gây độc, trong đó có apatit polon, để giúp cây thuốc lá hấp thụ lượng nitơ tối đa. Kết quả những nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, cơ thể những đứa trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc lá lưu giữ lượng phóng xạ polon (Po210) khá lớn.

Trong khói thuốc cũng có chất độc từng được sử dụng nhằm sát hại Tổng thống Ucraina đương nhiệm Vitor Yuszchenko. Những chất độc cực mạnh và những nguyên tố gây ung thư sẽ xuất hiện trong khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ có tiếp xúc với muối.

Kẻ thù Nicôtin

Một khi đề cập đến các thành phần độc hại có trong thuốc lá, không thể không nhắc đến nicôtin. Với liều thấp, nicôtin làm co thắt mao mạch (trong đó có các động mạch), với liều lượng lớn (khoảng 100mg) nicôtin là chất cực độc, thậm chí có thể giết người. Trường hợp cơ thể người hút đã xuất hiện khối u, nicôtin sẽ phát huy tác dụng kích thích khối u phát triển thông qua việc tạo ra những mao mạch mới.

Những nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học Mỹ (Đại học Nam Florida ở Tempa) tiến hành dưới sự chỉ đạo cảu GS Sirkumar Chellappan lý giải tại sao các khối u đã có trong cơ thể người hút có thể phát triển thành ung thư ác tính. Nghiên cứu cho thấy: Nicôtin với liều lượng tương đương chất này có trong máu đối tượng sau khi đã hút một bao thuốc sẽ kích thích sự phân chia của tế bào. Chính sự kết hợp của nguyên tố Raf-1 với protein tế bào Rb thực hiện công việc đó. Điều thú vị, bình thường protein này vốn đảm trách nhiệm vụ kìm hãm sự phát triển của khối u. Về phương diện này, người quan tâm sẽ chấm dứt ngạc nhiên, khi biết rằng, ung thư vú di căn sang phổi nhiều hơn hẳn ở những phụ nữ hút thuốc lá

Nguy cơ theo... giới

Kể từ thời điểm nổ yếu tố gây ung thư đến khi xuất hiện trong cơ thể khối u đầy đủ trung bình trôi qua khoảng 30 năm. Vậy nên không có gì ngạc nhiên, khi nhìn chung ung thư được coi là bệnh của người cao tuổi. Điều này một phần xuất phát từ thực tế: Tiềm năng sửa chữa của các tế bào chúng ta suy giảm cùng với tuổi tác. Và ở đây xuất hiện bất ngờ lớn! Cho dù mức độ ADN khuyết tật ở những bệnh nhân ung thư cao tuổi cao hơn bình thường, song kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy: Tuổi tác không phải nhân tố chính tác động lên mức độ ADN khuyết tật do hậu quả hút thuốc. Nhân tố đóng vai trò quan trọng hơn chính là mối quan hệ tổn thương nguyên liệu di truyền và giới tính.

Thí dụ ung thư thanh quản là bệnh điển hình của đàn ông - nó xúat hiện trung bình với tỷ lệ 12 trường hợp/100 ngàn đáng mày râu và gây tử vong trung bình 8,4/1000 ngàn trường hợp. Trong khi với phụ nữ hút thuốc là các chỉ số tương tự chỉ dừng ở mức: 0,6 trường hợp/100 ngàn và tỷ lệ tử vong 0,6.

Giới nghiên cứu đã nỗ lực tìm lời giải thích cho hiện tượng bất thường trên bằng tác động của hoóc-môn giới. Thế nhưng ung thư thanh quản không thuộc dạng ung thư phụ thuộc vào hoóc-môn. Trái lại, điều hết sức thú vị là trong những khối u ấy người ta thường quan sát được hiện tượng nhiễm sắc thể nam tính Y - yếu tố vốn có mặt trong những tế bào khỏe mạnh của chính bệnh nhân. Vậy nên có thể trên nhiễm sắc thể Y tạo hóa có gắn những gien - vệ sĩ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trước các tế bào ung thư va sự biến mất của nhiễm sắc thể Y trong quá trình biến đổi gien đã dẫn đến sự bùng phát ung thư.

Theo Tiến Đôn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.