Mỳ ăn liền: Ăn sau 2 tiếng vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày

Nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Mỳ ăn liền được sử dụng khá phổ biến do tiện lợi, rẻ tiền và tiết kiệm thời gian nấu nướng, tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng và tiêu hóa lại không thể bằng được mì tươi. Dưới đây là những so sánh giữa việc sử dụng mỳ tươi và mỳ ăn liền đối với sức khỏe trên trang sức khỏe Livestrong.

Chất dinh dưỡng

Trong mỗi khẩu phần ăn khoảng 56 gr mỳ tươi chứa 207 calo, 3,4gr protein, ít hơn 1 gr chất xơ, 46 gr carbohydrate và một lượng đường không đáng kể. Trong khi đó, một gói mỳ ăn liền thường chứa tới 385 calo, 56gr carbohydrate và 7,9 gr protein.
 

Mỳ ăn liền - món ăn tiện dụng được rất nhiều người ưa chuộng - Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.

Với 0,3gr chất béo, mỳ tươi có thể cung cấp cho bạn một bữa ăn hoàn chỉnh mà không lo sợ béo phì. Ngược lại, một gói mỳ ăn liền 85 gr chứa tới 14,5 gr chất béo, trong đó chất béo bão hòa không lành mạnh là 6,5 gr, kèm theo các gói dầu hương vị không hề tốt cho sức khỏe.

Tiêu hóa

Một thử nghiệm mới đây của tiến sĩ Braden Kuo tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ gắn bên trong dạ dày để so sánh quá trình tiêu hóa của mỳ ăn liền và mỳ tươi khác nhau như thế nào.

Kết quả cho thấy những sợi mỳ ăn liền sau khi được đưa vào cơ thể con người không dễ dàng bị phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn, trong khi mỳ tươi thì hầu như đã bị phân hủy hoàn toàn.
 
Hình ảnh quá trình phân hủy của mỳ ăn liền (bên trái) và mỳ tươi (bên phải) trong dạ dày sau 20 phút. Ảnh: Huffingtonpost.

Sau 2h, chúng ta vẫn nhìn thấy sợi mỳ còn nguyên vẹn trong dạ dày - Ảnh: Huffingtonpost.

Tác dụng đối với sức khỏe

Trong các sản phẩm mỳ tươi, cụ thể như mỳ gạo không có chứa thành phần gluten nên chúng là lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten. Nguyên nhân bởi gluten trong các sản phẩm ăn liền có thể khiến bạn bị đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, mệt mỏi và khó tập trung, thậm chí có thể dẫn đến giảm cân và thiếu dinh dưỡng.

Một khẩu phần 56 gr mỳ tươi có chứa 87 mg phốt pho, khoáng chất rất tốt cho việc giữ xương và răng chắc khỏe, đồng thời có tác dụng hỗ trợ lọc chất thải trong thận của bạn. Một chế độ ăn uống tốt là đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bạn, tuy nhiên, mỳ ăn liền lại không giàu canxi, sắt, folate, kali và một số loại vitamin khác.

Hơn nữa, nếu bạn sử dụng toàn bộ các gia vị đi kèm trong gói mỳ ăn liền, bạn sẽ dung nạp thêm 1.000 gr natri hoặc thậm chí nhiều hơn thế, điều đó có thể làm tăng huyết áp. Theo cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, mỳ ăn liền còn chứa acrylamide, một hợp chất gây ung thư thường có nhiều trong các thực phẩm nướng.
 
Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.