Nâng cao cảnh giác trước 2 ca tử vong hiếm gặp do tiêu chảy cấp

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng tiêu chảy cấp là bệnh tiêu hóa thông thường vì ít có trường hợp nguy kịch xảy ra. Nhưng thực tế, trong năm nay đã có 2 trẻ tử vong do bệnh này.

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng tiêu chảy cấp là bệnh tiêu hóa thông thường vì ít có trường hợp nguy kịch xảy ra. Nhưng thực tế, trong năm nay đã có 2 trẻ tử vong do bệnh này.

2 ca tử vong do tiêu chảy cấp hiếm gặp

Chỉ trong khoảng 2 tuần giữa tháng 7/2014 đã có 2 trường hợp trẻ tử vong do bệnh tiêu chảy cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ca đầu tiên là bé P.N.T. (10 tháng tuổi, ở xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. HCM) tử vong ngày 16-7 đã được người nhà tự cho uống thuốc trước khi đến bệnh viện điều trị. Còn ca thứ hai bé M.T.A.T. (30 tháng tuổi, ở xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. HCM) tử vong ngày 27-7 đã mắc bệnh tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh. Kết quả cấy phân của bé A.T. tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy có nhiễm E.coli, loại vi trùng thường thấy trong các ca bệnh tiêu chảy.

Theo đánh giá của các bác sĩ thì đây là hai ca tử vong hiếm gặp vì trong nhiều năm gần đây ở huyện Bình Chánh không có ca tử vong do tiêu chảy nào.

Hiểu về bệnh là cách tốt nhất để phòng và trị bệnh hiệu quả

Người bệnh được chẩn đoán bị tiêu chảy cấp khi tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần, đại tiện > 3 lần/ngày, phân lỏng nhiều nước. 

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Khi nhiễm vi khuẩn, sau 12 – 36 giờ người bệnh sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện như đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước, không mót rặn, trong phân có thể có lẫn thức ăn chưa tiêu; kèm theo có sốt cao 38 – 40 độ, có rét run, nhức đầu mệt mỏi, khát nước, môi khô, mắt trũng, tiểu ít… 

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tiêu chảy cấp. Ảnh minh họa


- Nguyên nhân mắc bệnh và các con đường lây lan

Bệnh tiêu chảy cấp thường do các loại vi trùng gây ra, như: vi trùng tả, thương hàn, kiết lị, các loại virus đường ruột... Một người có thể nhiễm các vi trùng, vi khuẩn này thông qua con đường ăn uống, nhất là ăn phải các thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tươi sống như mắm tôm, mắm tép, rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, rau quả, thức ăn chế biến sẵn mất vệ sinh hoặc thức ăn bị ô nhiễm do ruồi, nhặng, bụi, gió, tay bẩn... Hoặc bệnh cung có thể lây lan qua nguồn nước uống.

Các vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại lâu ngày tùy theo môi trường, cụ thể: mầm bệnh có thể tồn tại một thời gian dài, như từ 4-47 ngày trong nước biển, từ 4-40 ngày trong nước máy; từ 3-30 ngày trong nước giếng khơi và trong nước ao hồ; từ 17-19 ngày trong nước sông; 2-3 tuần trong ruồi và tới 25 tuần trong đất; còn trong thực phẩm như cá, cua, hàu, mầm bệnh có thể sống đến 40 ngày. 

- Mức độ nguy hiểm của bệnh

Tiêu chảy cấp sẽ gây tình trạng mất nước và điện giải; ở nhiều mức độ khác nhau... và dễ dẫn đến rối loạn hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nước và điện giải.

- Xử lý khi nghi ngờ bị tiêu chảy cấp

Khi phát hiện một người có những triệu chứng như nói trên, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Do bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể dẫn đến tử vong, do đó việc bù nước là cực kỳ quan trọng.

Có thể bù nước cho người bệnh bằng nhiều cách như: Cho uống dung dịch oresol theo đúng tỉ lệ pha; uống nước cháo muối hoặc nước muối đường. Bên cạnh việc bù nước, người bệnh cần ăn thêm những thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp, … để giúp có sức khỏe. Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. 

Nâng cao cảnh giác trước 2 ca tử vong hiếm gặp do tiêu chảy cấp 2
Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm là rất quan trọng. Ảnh minh họa


- Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, vì vậy, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng. 

Để phòng bệnh và ngăn ngừa dịch lây lan, biện pháp thiết thực nhất, đơn giản và hiệu quả nhất mà mọi người phải thực hiện là  giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Nên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. 

Ngoài ra, một số biện pháp sau cũng cần được chú ý:

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm là rất quan trọng. 

Theo Trí thức trẻ

Bệnh mùa hè

tiêu chảy cấp

phòng bệnh tiêu chảy cấp

nguyên nhân tiêu chảy cấp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.