- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày càng nhiều người trẻ phải chạy thận nhân tạo
Đang ở lứa tuổi "bẽ gãy sừng trâu", nhưng nhiều người trẻ lại phải gắn chặt mình với chiếc máy chạy thận do bị suy thận nặng. Đáng nói, bệnh suy thận ở người trẻ thường phát hiện khi ở giai đoạn muộn do diễn tiến bệnh âm thầm.
Đang ở lứa tuổi "bẽ gãy sừngtrâu", nhưng nhiều người trẻ lại phải gắn chặt mình với chiếc máy chạy thận dobị suy thận nặng. Đáng nói, bệnh suy thận ở người trẻ thường phát hiện khi ởgiai đoạn muộn do diễn tiến bệnh âm thầm.
Có mặt tại khoa Thận nhân tạo (BVBạch Mai) 6h chiều ngày 6/4, ngay tại dãy giường bệnh đầu là 2 thanh niên cònrất trẻ đang phải nằm lọc máu.
Còn rất trẻ, mới 19 tuổi, nhưngem Nguyễn Thị Thanh (Ứng Hòa, Hà Tây) cũng đã có thâm niên chạy thận hơn 1 nămnay. Năm 18 tuổi, khi đang là cô học sinh lớp 12 trường THPT Đại Cường, Ứng Hòa,Hà Tây, thì phát hiện mình bị suy thận độ 4.
Thanh kể, thời điểm đó, sức khỏecủa mình hoàn toàn bình thường, sau một buổi đi học về, bỗng dưng Thanh bị sốt,kèm theo hiện tượng phù nề chân, tay, rồi không đi tiểu được. Gia đình vội đưaem tới viện khám, nghĩ cũng chắc bệnh cúm sốt thông thường, nên khi bác sĩ thôngbáo Thanh bị suy thận giai đoạn 4, mỗi tuần phải chạy thận 3 lần tại khoa Thậnnhân tạo thì cả gia đình đều sốc.
Dù nói đã "chai lỳ" với bệnh tật, nhưng mỗi khi nằm trên giường bệnh chạy thận, ánh mắt Thuận rất buồn (Ảnh: H.Hải) |
Kể từ thời điểm đó, Thanh nghỉhọc hẳn, không dám đến trường mà chỉ ở nhà, tuần đến viện 3 lần lọc máu. Nhànghèo, chưa có nghề nghiệp gì nên Thanh cũng không dám ở trọ tại viện cho gần,mà mỗi lần đi chạy thận đều có chị gái đèo đi, đến 7h tối, sau khi chạy xong thìhai chị em lại trở nhau về.
“Em có bảo hiểm hộ nghèo, đượcbảo hiểm chi trả gần hết, thế mà mỗi tháng cũng phải trả thêm 300 ngàn, rồi chịgái lại mất thời gian, công sức chở em lên viện. Em thì yếu, chẳng làm gì giúpbố mẹ được, sao đành lấy thêm tiền của ông bà để ở trọ. Bố mẹ già rồi, vừa phảinuôi em, vừa phải cáng đáng thêm chi phí về bệnh tật, đau lòng lắm nhưng chẳngbiết làm sao, em chẳng thể làm gì ra tiền”, nói rồi Thanh bật khóc.
Ngay cạnh giường của Thanh làchàng trai trẻ Nguyễn Duy Thuận (25 tuổi) đang nằm lọc máu. Đã có thâm niên 4năm chạy thận do suy thận độ 4, nên Thuận đã “chai sạn”, chấp nhận bệnh tật củamình.
“Khi đó mình mới 21 tuổi, đanglà sinh viên đại học Mở Hà Nội, chẳng bao giờ nghĩ, trai trẻ khỏe khoắn như mìnhlại phải gắn với bệnh viện như bây giờ. Lúc đó mình cũng không thấy có dấu hiệugì, chỉ là thấy người hay mệt mỏi, nhất là sau khi chơi thể thao nên mới đikhám. Khi bác sĩ trả kết quả, yêu cầu nhập viện chạy thận vì suy thận giai đoạncuối, mình còn tưởng bác sĩ nhầm. Sau đó mới vội gọi về cho gia đình, cả nhà đềusốc, bản thân mình cũng sốc, giờ thì đã “chai lỳ” rồi”, Thuận chia sẻ.
Vì đang là sinh viên nên Thuậnluôn phải chọn giờ lọc máu vào ca 3. Sau buổi học, đến viện lọc máu trong 3tiếng rưỡi, rồi lại phóng xe về nhà tận Hoài Đức, Hà Nội.
Đứng ngay cạnh Thuận để đợi đếnlượt lọc máu, anh Bùi Hồng Quang (28 tuổi ở Đan Phượng, Hà Nội) trầm ngâm vì đãđi làm mấy năm rồi, mà anh chẳng giúp được gia đình chút gì về kinh tế. Toàn bộtiền thu nhập chỉ đủ chi phí chạy thận, có những tháng, gia đình còn phải giúpthêm, nên đến giờ anh vẫn không dám nghĩ tới chuyện lập gia đình.
Cũng chỉ từ những biểu hiện đauđầu, buồn nôn, chán ăn, thèm nước, Quang đi khám và rất ngỡ ngàng khi đã bị suythận ở giai đoạn 3B và buộc phải lọc máu tuần 3 lần. Do BHYT trái tuyến nên mỗitháng, anh phải trả viện phí là 3.640.000 đồng, trong khi mức lương chỉ 4,5triệu/tháng.
“Rất may mình còn có giađình, có mọi người trong công ty ủng hộ. Sếp rất thông cảm, giúp đỡ mình. Sauchạy thận ca 4 là khoảng hơn 10h, mình về luôn công ty ngủ, sáng hôm sau đi làmluôn. Chứ nếu phải một mình đối mặt với căn bệnh này sẽ rất khó khăn”,anh Quang nói.
Và còn rất nhiều bệnh nhân trẻkhác đang lọc máu tại khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) đều phát hiện bệnh mộtcách tình cờ. Sau một buổi chơi thể thao, một ngày đi học về, họ bỗng thấy mệtmỏi, uể oải, bị sốt, phù nề… và khi đến viện khám, rất nhiều người trong số đóđã bị suy thận giai đoạn cuối, buộc phải lọc máu để duy trì sự sống.
“Chạy thận rất tốn kém”
Trong khi ở các nước phát triển, độ tuổi phải chạy thận thường từ 60 tuổi trở lên, thì ở VN, rất nhiều bệnh nhân chạy thận là những người còn rất trẻ, do phát hiện bệnh muộn nên không thể điều trị bảo tồn. (Ảnh:H.Hải) |
“Trong khi người suy thận trênthế giới chủ yếu là người già, tuổi chạy thận trung bình từ 60 tuổi trở lên thìở Việt Nam, suy thận giai đoạn cuối lại đang gặp ở rất nhiều người trẻ tuổi”.TS Nguyễn Cao Luận, trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.
“Nhìncác bạn trẻ đang lứa tuổi đôi mươi, lẽ ra phải tràn đầy sức sống thì lại nằmmệt mỏi trên giường bệnh, gắn với chiếc máy chạy thận mà không khỏi đaulòng. Do chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi có biểuhiện mệt mỏi, phù thũng, sốt… mới đi khám, thì hầu hết bệnh đã ở giai đoạnmuộn. Khi đó, không có cách điều trị nào khác ngoài phải lọc máu đều đặn tạiviện”.
Khi phải lọc máu, chi phí tốn kémhơn rất nhiều so với điều trị bảo tồn (suy thận ở giai đoạn đầu 1, 2) và thườngphải sau 5-10 năm mới phải chạy thận, vì thế, TS Luận khuyến cáo việc phát hiệnbệnh sớm là vô cùng quan trọng. Theo thống kê, khoảng 10% dân số bị suy thận ởcác cấp độ, trong số đó 10% phải lọc máu (trong đó chỉ khoảng 10% số này đượcđiều trị). Còn rất nhiều người bệnh khác, khi phát hiện bệnh, chỉ chạy thận được1-2 lần rồi xin về để chết vì quá nghèo. “Chí phí điều trị cho bệnh nhân chạythận nhân tạo là 7,5-8 triệu đồng/tháng, nếu lọc màng bụng là 9,5 triệuđồng/tháng. Theo nguyên tắc đồng chi trả, người nghèo có bảo hiểm y tế phải trả300 - 400.000 đồng/tháng. Dù bệnh viện đã phân bổ lại nguồn thu để hỗ trợ mộtnửa phí điều trị cho bệnh nhân suy thận có bảo hiểm, nhưng rất nhiều người bệnhnghèo đến mức không có tiền chi phí sinh hoạt, ăn ở trong thời gian chạy thận,nhà neo người nên đành chấp nhận cái chết”, TS Luận cho biết.
Tuy nhiên, bệnh suy thận lại diễnbiến rất âm thầm, khó nhận biết. Khi đã có biểu hiện như ăn không ngon, mệt bấtthường, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, đau bụng,đau dọc theo vùng cột sống thắt lưng, cao huyết áp, phù nề hay bị chuột rút...thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, tất cả mọi người (kể cả những ngườitrẻ) nên khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm cơ bản về về huyết học, tiết niệu6 tháng/lần để phát hiện bệnh.
Theo Hồng Hải
-
Sức khỏe10 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe14 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe19 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe19 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe22 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.