Người gầy cũng bị tiểu đường

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng chỉ những ai thừa cân, béo phì mới mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, người gày có ít nguy cơ bị bệnh này hơn chứ không phải là không thể mắc.

Không chỉ người béo mà cảngười gày, đặc biệt nhóm giàu đột xuất cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường.Lý do là cơ thể đang từ thiếu chuyển sang thừa protein, lipid..., tuyến tụykhông thể kịp thời điều chỉnh lượng insulin phù hợp.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Giámđốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, từ trước đến nay nhiềungười vẫn cho rằng chỉ những ai thừa cân, béo phì mới mắc bệnh tiểu đường.Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, người gày có ít nguy cơ bịbệnh này hơn chứ không phải là không thể mắc.

"Không những thế, do tốc độđô thị hóa chóng mặt nhiều người đột nhiên trở nên giàu, khiến cho lối sống,sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng có sự thay đổi đột ngột. Đây chính lànguyên nhân khiến nhiều người có nguy cơ bị tiểu đường", tiến sĩ Tiến nói.

Người gầy cũng bị tiểu đường
Hiện ở Việt Nam người già chăm tập thể dục hơn người trẻ. Ảnhminh họa

Lý giải điều này, theo tiếnsĩ, trước đây khẩu phần ăn của nhiều người còn thiếu năng lượng và chủ yếulà chất xơ nên tuyến tụy đã quen với việc điều tiết lượng insulin phù hợpcho việc tiêu hóa thành phần dinh dưỡng này. Đến khi chế độ ăn thay đổi độtngột, cơ thể đang từ thiếu năng lượng chuyển sang thừa năng lượng, thừaprotein, lipid, các chất tồn dư bảo quản nhưng lại thiếu chất xơ, thiếuvitamin trầm trọng. Những yếu tố này cộng thêm với việc tuyến tụy không điềuchỉnh lượng insulin kịp dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấpnhiều lần người binh thường.

Bệnh tiểu đường có 2 tuýp 1và 2. Trong khi tuýp 1 là thể bệnh của trẻ, có tính chất di truyền, bẩm sinhnhiều hơn thì tuýp 2 thường gặp ở người lớn, liên quan đến ăn uống, béo phì,cao huyết áp, lười vận động...

Kết quả điều tra dịch tễ bệnhđái tháo đường tuýp 2 trong năm 2010 của 23 đơn vị, tỉnh (thành) trên cảnước cho thấy, số bệnh nhân mắc bệnh này tăng mạnh. Trong số gần 130.000người được điều tra (từ 30 đến 69 tuổi) thì có đến hơn 9% mắc bệnh tiểuđường tuýp 2. Đặc biệt, ở khu vực nội thành tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiềutrong khi hơn 10 năm về trước bệnh này rất hiếm gặp ở nước ta.

Tiến sĩ Lê Phong, Trưởngphòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho biết, bệnh khôngchỉ tăng mạnh ở người trưởng thành mà còn có xu hướng ngày càng trẻ hóa.Thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân dưới 30tuổi vào điều trị.

Bệnh tiểu đường, đặc biệt làtiểu đường tuýp 2 không gây tử vong ngay nhưng lại dễ dẫn đến các biến chứngnguy hiểm như: tăng huyết áp, tim mạch, suy thận... Cũng vì thế, chi phíđiều trị bệnh rất tốn kém vì bao gồm chi phí cho nhiều bệnh khác.

Không những thế, một ngườibình thường khi được chẩn đoán bị tiểu đường thường suy sụp về tinh thần. Họthường xuyên phải đi khám bệnh, tự chăm sóc, theo dõi lượng đường trong máu,tiêm insulin... , tiến sĩ Phong cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo,hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đườngtuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì lối sốnglành mạnh (không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia...), thường xuyên luyện tậpthể thao.

Biểu hiện của bệnh thường làngười mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấnđề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âmđạo… Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: trong gia đình có người ruộtthịt đã mắc bệnh, tuổi từ 45 trở lên, thừa cân béo phì, phụ nữ sinh con trên4 kg, người ít vận động, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Theo PhươngTrang
Vnexpres



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.