Nguy cơ tử vong vì hóc, sặc thức ăn

Trẻ bị hóc là do còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt nên thức ăn chặn đường thở, sặc sụa, tím tái và tử vong”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định.

Trẻ bị hóc là do còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt nên thức ăn chặn đường thở, sặc sụa, tím tái và tử vong”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định.

Tai nạn chết người

Sự việc bé Trần Nhật Hương (gần 1 tuổi) bị tử vong trong ngày thứ hai đi học tại trường mầm non Thiên Thần Nhỏ (Long Biên – Hà Nội). Thông tin ban đầu các bác sĩ  đưa ra là cháu bị sặc thức ăn mà không được cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, hóc - sặc là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn. Nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ sẽ bị đe dọa.

BS Dũng cho biết, trẻ bị hóc là do còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở, sặc sụa, tím tái có thể gây tử vong.

Nguy cơ tử vong vì hóc, sặc thức ăn - 1

Một ca hóc, sặc được cứu sống hy hữu

Trong 6 tháng đầu năm 2013,  Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nhiều ca trẻ dưới ba tuổi bị sặc sữa, sặc thức ăn, hóc thạch từ sự vô tình và bất cẩn của người chăm sóc.

Theo BS Dũng, dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc - sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc - sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần.

Tai nạn hóc sặc có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, bé thường rất tò mò, những thứ tưởng như vô hại với người lớn lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ (hạt nhãn, hạt điều, kim may, đinh gim, hạt dẻ, hạt dưa, bỏng ngô, kẹo cứng,…) – chúng đều có thể trở thành thủ phạm gây tổn thương bé.

Không vuốt cổ, vuốt ngực khi trẻ hóc

Theo BS Dũng, khi cho trẻ bú, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống một cách nhịp nhàng. Con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc. Sau khi bú xong, cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bế bé lên vai, giúp bé ợ hơi, vỗ lưng nhẹ tránh gây sặc sau khi ăn.

Nguy cơ tử vong vì hóc, sặc thức ăn - 2

BS Dũng đang xem Xquang phổi cho bệnh nhi bị hóc, sặc

Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…Khi bé ăn dặm , ăn cháo: không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.

BS Dũng cũng khuyên, khi thấy con bị hóc, cha mẹ nên bình tĩnh bởi nhiều người khi phát hiện trẻ tự ý cho hạt hay đồ chơi vào miệng la hét lên hốt hoảng, cố gắng móc họng bé. Điều này chỉ khiến con sợ hãi và dị vật chui vào càng sâu hơn.

BS Dũng khuyến cáo để tránh những nguy hiểm khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ không dùng tay móc họng trẻ, hay vuốt cổ, vuốt ngực trẻ, vì có thể khiến dị vật vào sâu hơn, hoặc làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.

Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, hoặc tạo khe hở để trẻ dễ thở hơn, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa từ xa, tuyệt đối tránh để trẻ chơi với các đồ chơi nhỏ, dễ vỡ, cẩn trọng khi cho trẻ ăn quả có hạt và tập cho trẻ thói quen ăn trong yên tĩnh, không cười đùa kẻo dễ sặc.

Xử trí sặc sữa cho trẻ dưới 2 tuổi

-  Khi trẻ bị sặc sữa nhưng trẻ còn hồng hào, khóc được cố gắng giữa trẻ yên nên đặt ở tư thế ngồi thở. Nếu bé nhỏ, mẹ bồng giữ yên trẻ, không can thiệp và đưa trẻ đến bệnh viện.

- Nếu trẻ tím tái kéo dài, không khóc hoặc có thể ngưng thở cần nhanh chóng gọi cấp cứu và trong khi chờ cấp cứu tiến hành nhanh thủ thuật “vỗ lưng ấn ngực”.

-  Đặt trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên thân và cẳng tay trái kết hợp giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái, dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào khoảng giữa 2 bả vai trên lưng trẻ.

- Nếu trẻ vẫn còn khó thở, lật ngửa trẻ sang tay phải hoặc cho trẻ nằm trên một mặt phẳng cứng dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức hoặc dưới đường nối 2 đầu vú 1 khoát ngón tay liên tục 5 cái.

- Nếu còn khó thở, tiếp tục vỗ lưng và ấn ngực như trên cho tới khi trẻ bớt hoặc hết khó thở và đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

(PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Khám phá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.