Nguy cơ ung thư dạ dày vì ăn cơm nguội

Cơm là 'ngọc thực' nên chúng ta thường tận dụng cơm nguội để rang hay hấp lại.

Cơm là 'ngọc thực' nên chúng ta thường tận dụng cơm nguội để rang hay hấp lại.

Đây là thói quen tiết kiệm của nhiều người Việt, nhưng xét trên phương diện sức khỏe thì đây có thể là nguyên nhân mang đến nhiều loại bệnh tật, trong đó có mầm bệnh ung thư dạ dày.

Nguy cơ ung thư dạ dày vì ăn cơm nguội

Hầu hết các gia đình Việt Nam đều hay giữ lại cơm nguội để hâm nóng, rang hoặc hấp cho bữa sau. Tuy vậy, cách bảo quản và tái sự dụng cơm nguội sao cho vừa đảm bảo cho sức khỏe vừa có lợi về mặt kinh tế thì không phải ai cũng biết. Việc bảo quản cơm không đúng cách sẽ khiến một số loại vi khuẩn phát triển, khi xâm nhập được vào cơ thể sẽ sinh bệnh.

Gạo chứa sẵn một loại vi khuẩn có tên khoa học là bacillus cereus. Vi khuẩn này nhiễm từ đất và dù có nấu chín cơm cũng không thể tiêu diệt được do chúng sẽ thích nghi dưới dạng một bào tử khác; nhưng chúng sẽ không phát triển nếu không có điều kiện thích hợp. Vậy nên cơm mới nấu là tuyệt đối an toàn.

083617_c1mh

Hầu hết các gia đình Việt Nam đều hay giữ lại cơm nguội để hâm nóng, rang hoặc hấp cho bữa sau (Ảnh minh họa: Internet)

Cơm nguội để trên 6 giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển, sản sinh ra loại độc tố cực có hại cho đường tiêu hóa. Nếu cơm không được bảo quản tốt, các vi khuẩn trong không khí cũng tập trung lại đây sẽ khiến người ăn vào mắc phải một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt, đau đầu… Đặc biệt, đối với người già và trẻ em, chức năng tiêu hóa kém có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Việc chế biến lại cơm nguội cũng rất có hại bởi thành phần chính của cơm là tinh bột mà trong điều kiện nhiệt độ từ 60oC trở lên sẽ diễn ra quá trình ‘hồ hóa tinh bột’. Dạng bột hồ do tinh bột nở ra ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa. Vì vậy, thường xuyên ăn cơm nguội chế biến lại có thể dẫn đến khó tiêu hóa, về lâu dài có thể bị ung thư dạ dày.

Bảo quản cơm đúng cách

Vì vậy, các bà nội trợ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng vừa tiết kiệm. Nếu trong trường hợp còn thừa cơm sau bữa ăn, cần chú ý những điểm sau để tránh tối đa các nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trong cơm nguội:

083617_c2mh
Cơm nguội để trên 6 giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển (Ảnh minh họa: Internet)

– Làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Cơm để bên ngoài quá 5 giờ và để trong tủ lạnh quá 24 giờ thì không nên sử dụng.
– Không chế biến (hâm, rang…) lại cơm nguội quá 2 lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị hồ hóa tinh bột.
– Nếu hấp bằng nồi cơm điện có thể thêm một chút nước hoặc hấp lên trên cơm mới nấu. Hấp bằng lò vi sóng có thể giúp cơm đủ nóng mà không bị khô.

Theo Sống khỏe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.