Nguy cơ ung thư khoang miệng vì ăn trầu

Trong lá trầu có chất gây ung thư, khi kết hợp với vôi nóng dễ gây bỏng niêm mạc khoang miệng. Do đó, người thường xuyên ăn trầu có nguy cơ ung thư khoang miệng cao gấp 8,4 lần.

Trong lá trầu có chất gây ung thư, khi kết hợp với vôi nóng dễ gây bỏng niêm mạc khoang miệng. Do đó, người thường xuyên ăn trầu có nguy cơ ung thư khoang miệng cao gấp 8,4 lần.

Ung thư khoang miệng là loại u ác tính xuất hiện ở các vị trí như lợi, lưỡi, môi, má, vòm, sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy đây là một trong 6 loại ung thư thường gặp nhất.

Tuy chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân nhưng những người tiền sử uống rượu, hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, ở một số vùng có tập tục ăn trầu, tỷ lệ người mắc ung thư khoang miệng cũng cao hơn gấp nhiều lần. 

TS Ngô Thanh Tùng, Trưởng khoa Xạ 1 vùng Mặt, BV Ung bướu Trung ương, cho biết theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thói quen ăn trầu có thể gây ung thư khoang miệng. Hóa chất từ lá trầu làm tăng nguy cơ ung thư miệng gấp 8,4 lần so với người không ăn. Đặc biệt, với cách ăn trầu thêm thuốc lào như ở Việt Nam, nguy cơ này sẽ tăng lên 9,9 lần.

Trong lá trầu có chất gây ung thư, khi kết hợp với vôi nóng dễ gây bỏng niêm mạc khoang miệng - Ảnh: CNN 

Ngoài ra, bác sĩ Tùng còn thông tin một số chất trong quả cau có thể gây ra những biến đổi gen, gây lệch lạc nhiễm sắc thể trong tế bào máu ngoại biên...

"Khi nhai, miếng trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Độc tố trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà sát mạnh vào vùng tổn thương, là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu tại vị trí này", bác sĩ Tùng nói.

Các dấu hiệu nghi ngờ và triệu chứng sớm

Bác sĩ Ngô Thanh Tùng chia sẻ bệnh ung thư khoang miệng nếu được phát hiện sớm, việc phẫu thuật cắt khối u phối hợp với xạ trị đem lại kết quả cao, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt trên 95%, thậm chí có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời khi khối u đã lan ra các tổ chức lân cận hoặc di căn, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ sống trên 5 năm rất thấp.

Không như nhiều loại ung thư khác, riêng khoang miệng, các biểu hiện bệnh có thể nhận biết từ rất sớm qua hoạt động nhai, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ.

Theo đó, khi khoang miệng xuất hiện các biểu hiện như vết loét trên 2 tuần; chảy máu miệng không rõ nguyên nhân; xuất hiện mảng cứng, mảng trắng, đỏ trong miệng; hàm giả (với người đeo răng giả) tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít; đau, khó vận động lưỡi; đau xương hàm, họng; khi nuốt, nhai... cần đi khám ngay.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.