Nguy hiểm khôn lường từ thói quen xỉa tăm

Các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên cần loại bỏ việc xỉa răng sau khi ăn. Vậy thói quen này nguy hại như thế nào?

Các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên cần loại bỏ việc xỉa răng sau khi ăn. Vậy thói quen này nguy hại như thế nào?

Có thể mất mạng vì nuốt phải tăm

Mới đây, các bác sĩ khoa Nội soi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiến hành nội soi lấy ra chiếc tăm tre dài 6,5 cm trong bụng một bệnh nhân 56 tuổi. Một đầu nhọn của tăm xuyên thủng thành đại tràng, bệnh nhân có thói quen xỉa răng rồi vô tình nuốt vào.

Bác sĩ Đỗ Mạnh Cường, khoa Răng - Hàm - Mặt thuộc Phòng khám Đa khoa Dr.Binh Teleclinic, cho hay đây là trường hợp hy hữu nhưng vẫn có thể xảy ra. Nhiều người đang có thói quen dùng tăm xỉa răng mà không lường trước được những nguy cơ.

“Nhiều người vẫn chải răng theo tư thế ngang. Đây là sai lầm phổ biến khi đánh răng, thói quen này sẽ gây mòn vùng cổ răng và là nguyên nhân gây nên tình trạng răng ê buốt”, bác sĩ Cường khuyến cáo.

Với trường hợp vô tình nuốt phải tăm như trên, nếu không nội soi phát hiện và lấy ra kịp thời thì không chỉ dừng lại ở việc thủng thành đại tràng mà có thể gây biến chứng viêm phúc mạc, nguy hiểm đến tính mạng.

Việc người lớn xỉa răng cũng vô tình khiến nhiều trẻ nhỏ bắt chước. Nếu không cẩn thận, nuốt phải tăm, hậu quả sẽ rất khó lường.

Mang bệnh vì tăm

BS Cường cho rằng, xỉa răng là thói quen xấu có hại cần loại bỏ ngay lập tức.

Thói quen này làm tiêu xương vùng kẽ răng khiến khoảng cách răng bị rộng ra, thức ăn dễ bám lại và tiếp tục phải dùng tăm. Lâu ngày, hành động này khiến cho răng thưa, thậm chí còn dễ lung lay, nha chu yếu.

Kẽ răng thưa còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như sâu, viêm quanh chân răng, viêm nướu, hôi miệng.



Ngoài ra, khi dùng tăm gỗ xỉa răng sẽ gây tổn thương trực tiếp tới nhú lợi, chảy máu, xước lợi. Đặc biệt, những loại tăm không đảm bảo vệ sinh càng dễ mang bệnh.

BS Cường khuyến cáo, không thể xem nhẹ các bệnh răng miệng bởi sức khỏe của bộ nhai liên quan chặt chẽ đến toàn cơ thể. Khi mắc các bệnh răng miệng, chúng ta rất dễ phải đối mặt với nhiều chứng bệnh về tim mạch, huyết áp, nguy cơ ung thư cao hơn bình thường.

Làm sạch răng như thế nào cho hợp lý?

Theo khuyến cáo của BS Cường, tuyệt đối không nên làm sạch răng bằng cách xỉa tăm đồng thời cần hạn chế tối đa việc can thiệp bên ngoài đến bộ nhai.

Cách tốt nhất làm sạch răng mỗi khi ăn xong là vệ sinh răng miệng. Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2-3 lần, mỗi lần khoảng 3-5 phút. Sau khi ăn, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn 15-20 phút.

Khi vừa ăn xong, môi trường miệng mang tính axit nhiều do nước bọt tiết ra để tiêu hóa thức ăn, nếu đánh răng lúc này rất dễ tổn thương men răng.

Mỗi khi ăn vặt, bạn nên súc miệng thật kỹ. Điều này nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn và hơi thở có mùi trong miệng cũng như loại trừ nguy cơ gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng.

Nếu “ngứa ngáy” muốn dùng tăm, bạn có thể thay thế bằng chỉ nha khoa để lấy phần thức ăn còn bám trong răng, ngăn chặn môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng.

Ngoài ra, bác sĩ Cường khuyến nghị mọi người cần thường xuyên khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.