Nguyên nhân và một số mẹo chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ nhỏ

Rất nhiều bậc phụ huynh luôn mong muốn con khỏe mạnh và khôn lớn. Nhiều khi cha mẹ cứ ép cho con ăn thật nhiều mà không biết rằng điều đó có hại cho dạ dày của con.

Rất nhiều bậc phụ huynh luôn mong muốn con khỏe mạnh và khôn lớn. Nhiều khi cha mẹ cứ ép cho con ăn thật nhiều mà không biết rằng điều đó có hại cho dạ dày của con.

Các bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng trẻ em khó có thể mắc bệnh đau dạ dày, tuy nhiên hiện nay tình trạng đau dạ dày ở trẻ em đã trở nên phổ biến nếu cha mẹ chăm sóc không đúng cách. Đây là nguy cơ rất đáng lo ngại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Dạ dày của trẻ rất dễ bị tổn thương do chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Vì vậy ngay từ bé cần phải tạo cho bé những thói quen sinh hoạt vệ sinh sạch sẽ.

Những sai lầm của bố mẹ khiến con bị đau dạ dày:

- Con bị ép ăn quá nhiều cùng một lúc khiến cho dạ dày con không kịp tiêu hóa khiến cho con bị đau dạ dày.

- Tạo cho con quá nhiều áp lực, trẻ em phải học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dễ khiến con bị stress dẫn đến bị đau dạ dày.

- Tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị di động, phim ảnh cũng có thể tạo ra căng thẳng và vị bị đau dạ dày.

Có những nguyên nhân tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến con bị đau dạ dày.

dau-da-day-blogtamsuvn (2)

Khi bị đau dạ dày bé thường có những biểu hiện dưới đây:

Chán ăn, nôn

Đây là những triệu chứng thường gặp khi trẻ nhỏ mới được 2 tuổi. Bé có thể nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.

Đau bụng

Đau bụng thường rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi cha mẹ còn nhầm lẫn, cứ ngỡ trẻ chỉ bị đau bụng bình thường. Nhưng có một số trẻ sẽ bị đau quanh rốn hoặc ở vùng thượng vị, cha mẹ cho con uống thuốc chữa đau bụng, uống thuốc tẩy giun nhưng vẫn không thuyên giảm.

Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị. Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.

Trẻ bị thiếu máu

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị thiếu máu, tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý khi trẻ bị uất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.

Ngoài ra, bé còn có những biểu hiện chán ăn, ăn không thấy ngon và đau ở một khu vực dạ dày là những nguyên nhân nhận biết con bị đau dạ dày.

Cha mẹ không nên chủ quan, mà nên đưa con đến bệnh viện để khám và chữa trị ngay tức khắc.

Một số mẹo để chữa cho con giảm bớt cơn đau

Sử dụng nước gừng và mật ong

Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa – nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc những cơn đau khác trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

dau-da-day-blogtamsuvn (3)

Cho con uống nhiều nước

Mặc dù bé đang bị cơn đau dạ dày hành hạ nhưng mẹ vẫn nên cho bé uống thật nhiều nước vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.

Uống nước ép trái cây

Mẹ có thể giảm đau bụng, đau dạ dày cho con bằng cách pha nước chanh với nước ấm cũng giúp cho cơn đau hạn chế hơn. Ngoài ra, một chế độ ăn trái cây tươi và nước ép trong ngày cũng rất hữu ích điều trị đau dạ dày ở trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ ăn trái cây tươi và uống nước trái cây như cam, táo, lê, nho và đu đủ nhé.

Xoa bóp bụng cho bé

Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.

Theo Phununews




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.