Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ: Không nên chủ quan

Nếu trẻ bị sốt ba ngày liên tục không rõ nguyên nhân, nên cho trẻ đi xét nghiệm nước tiểu, vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, trẻ rất dễ bị biến chứng nhiễm trùng huyết.

Nếu trẻ bị sốt ba ngày liên tụckhông rõ nguyên nhân, nên cho trẻ đi xét nghiệm nước tiểu, vì rất có thể trẻ đãbị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, trẻrất dễ bị biến chứng nhiễm trùng huyết.

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, nhiễm khuẩn đườngtiết niệu (NKĐTN) là bệnh hay gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ ba, sau nhiễm khuẩn hôhấp và tiêu hóa.

Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi, (chiếm 56,25%). Trongnhững năm đầu đời, tỷ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn, trong khi những năm về sautỷ lệ trẻ gái mắc bệnh lại chiếm đa số.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ: Không nên chủ quan

Khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân quá ba ngày, nên cho trẻ đi xét nghiệm nước tiểu. (Ảnh: Đức Long)


Do vi khuẩn đường ruột và nấm

Nhận kết quả xét nghiệm con gái mới hai tháng tuổi bị NKĐTN, chị Hạnh (Trần KhátChân, Hai Bà Trưng) ngỡ ngàng. Từ trước đến nay, chị vẫn đinh ninh bệnh này chỉcó ở người lớn. Chính vì ý nghĩ chủ quan đó nên thấy con bị sốt 5 ngày liềnnhưng không có biểu hiện bất thường về hô hấp hay tiêu hóa, chị Hạnh chỉ đưa conđi khám ở một phòng khám tư.

Tại đây, BS cũng không tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị sốt nhưng vẫn cho thuốchạ sốt. Tuy nhiên, uống đến ngày thứ ba bé vẫn không dứt sốt, thường xuyên quấykhóc, bỏ bú. Tại BV Bạch Mai, sau khi thăm khám không tìm thấy triệu chứng tổnthương, BS cho đi xét nghiệm nước tiểu, kết quả là bé bị NKĐTN.

Còn cháu Tuấn (7 tuổi) con chị Loan (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) lại có hiệntượng hay sờ vào bộ phận sinh dục. Mỗi lần bắt gặp, chị Loan thường mắng con vàcấm tái diễn. Chỉ đến khi cu Tuấn kêu đau mỗi khi đi tiểu, chị mới biết con mìnhthường xuyên đi tiểu rắt, nước tiểu có màu trắng đục. Sau khi khám, các BS chẩnđoán, cháu Tuấn bị NKĐTN.

PGS TS Dũng cho biết, nguyên nhân gây bệnh do các vi khuẩn đường ruột, nấm…Ngoài ra còn có thể kể đến một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lây qua đườngtình dục (đặc biệt ở trẻ tiền dậy thì, dậy thì).

Dễ tái phát

Để phòng tránh bệnh, các BS khuyến cáo cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh để tình trạng trẻ “cởi truồng” lê la dưới đất. Thường xuyên lau rửa vùng kín cho trẻ, nhất là ở những trẻ hay đóng bỉm vì trẻ đóng bỉm nhiều sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn và khó phát hiện bệnh hơn trẻ không đóng bỉm. Nên cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường chất dinh dưỡng và rèn luyện thói quen đi tiểu nhiều ngay từ bé, giải phóng tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang (điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển).

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, đốivới trẻ bị NKĐTN, các triệu chứng lâm sàng, bệnh lý phụ thuộc vào lứa tuổi vàrất khác nhau nên có thể chia bệnh theo từng nhóm tuổi.

Ở nhóm trẻ dưới haituổi, khi mắc bệnh thường không có triệu chứng bệnh lý ở đường tiết niệu mà cóbiểu hiện toàn thân như: sốt hoặc hạ thân nhiệt, kém ăn, vàng da... Chính điềunày khiến cha mẹ và ngay cả BS dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Do đó, khi trẻ bị sốt ba ngày liên tục không rõ nguyên nhân cần cho trẻ đi xétnghiệm nước tiểu để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bệnh NKĐTN muộn,trẻ giai đoạn này rất dễ bị biến chứng nhiễm trùng huyết.

Ở nhóm tuổi từ 2 - 6, bắt đầu có biểu hiện tại đường tiết niệu như tiểu đục,khóc khi đi tiểu. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ ở độ tuổi này không dám kêu đau vớibố mẹ nên nhịn tiểu cả ngày. Chỉ đến khi bàng quang căng phồng lên, bố mẹ mớibiết và đưa con đến BV để BS thông mới khỏi. Trong khi đó, nhóm trên 6 tuổi cótriệu chứng bệnh lý rõ ràng, gần giống với người lớn như: tiểu buốt, rắt, đục,tiểu ra máu …

Các BS cũng cảnh báo, NKĐTN ở trẻ em khác người lớn là rất dễ bị tái phát nhiềulần. Khi trẻ bị tái phát bệnh với tần suất vài ba tháng một lần, cần cho trẻthăm khám thêm các bộ phận khác, vì rất có thể trẻ bị dị dạng đường tiết niệu.Nếu không được điều trị kịp thời, việc tái phát sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩntiết niệu ngược dòng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Theo Xuân Trường
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ: Không nên chủ quan



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.