Những ẩn họa "rình rập" từ thú đi bơi

Cái nóng hầm hập khiến hơn 60 bể bơi của Hà Nội quá tải và kèm theo đó là quan ngại của khách bơi về chất lượng nước bể bơi.

>> Tránh bệnh từ hồ bơi

>> Đi bơi - Ngụp lặn trong hóa chất

Chất lượng không tăng cùng giá vé

Những ngày này, dù giá vé bơi đã được tăng từ 20 - 30% so với hè năm 2008 thì khách bơi vẫn chen chúc nhau trong từng mét khối nước.

Giá 1 giờ bơi ở bể Thái Hà là 15.000đ. Bể Sao Mai cũng tăng giá vé từ 30.000đ/giờ bơi lên 40.000 đồng/giờ. Bể bơi Thủy Lợi (Chùa Bộc), vốn hút khách bởi mức giá “mềm”, hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên và tầng lớp lao động, năm nay cũng tăng giá vé, từ 10.000đ lên 15.000đ/giờ bơi (đối với người lớn), và 8.000đ/vé với trẻ em (tăng 1.000đ).

(Ảnh minh họa)

Anh Thắng, một khách bơi tại bể bơi Thủy Lợi thắc mắc: “Hè nào mình cũng bơi ở bể Thái Hà, thấy năm nay cơ sở vật chất... vẫn thế”.

Chất lượng nguồn nước luôn là nỗi lo thường trực, đặc biệt là ở các bể bơi “top dưới” như Blue Sky (Định Công), Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân), bể bơi Linh Đàm... Do quy mô nhỏ nên khi có lượng khách bơi quá đông thì đây dễ trở thành môi trường thuận lợi để các bệnh dễ lây truyền qua đường ruột, qua da và nước như: Tả, tiêu chảy, đau mắt đỏ, nấm, ghẻ... có cơ hội tiếp cận khách bơi.

Vợ chồng anh Kiên, chị Thanh - khách bơi tại bể Blue Sky, e ngại: “Bể bơi này nhỏ mà lúc nào cũng kín người thế này, anh bảo sao mà đảm bảo vệ sinh được. Nóng quá nên hai vợ chồng cho con đi bơi nhưng nhìn nước đục quá không dám cho cháu xuống bơi.

“Nước bể bơi như nước sông Tô Lịch”

Có hàng chục năm nghiên cứu về nguồn nước các bể bơi, PGS. TS. Cao Thế Hà (Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu Công nghệ môi trường, ĐH KHTN, ĐHQG HN) nhận xét: “Nước bể bơi rất bẩn”.

“Bình thường mỗi người vào bể bơi mang theo rất nhiều vi khuẩn và nhiều người vô ý thức còn đi tiểu cả xuống bể. Chúng tôi đã đo rồi, nước rất bẩn, đến mức nước tại một số bể bơi có hàm lượng một vài chất ô nhiễm như nước sông Tô Lịch, ví dụ như tiêu chuẩn “Amoniac”, “Amoni” cao bất thường. Nhiều tiêu chuẩn về diệt vi khuẩn cũng không đạt”, PGS. TS. Hà nói.

Theo PGS. TS. Cao Thế Hà, hiện nay các bể bơi đều sử dụng clo để làm sạch nước. Tuy nhiên, khi cho clo vào sẽ có hai hiện tượng xảy ra.

“Một là, clo gặp Amoni sẽ phản ứng rất nhanh và tạo thành chất mà khả năng sát khuẩn kém clo tới hàng trăm lần gọi là Monocloramin. Thế nên nhiều bể bơi thấy bẩn cứ đưa clo xuống, thành ra clo càng mất tác dụng dẫn đến nước càng bẩn thêm. Hai là, một số bể bơi dùng mẹo (dùng kinh nghiệm dân gian), cho rất nhiều phèn vào. Buổi tối, khi khách bơi về hết, họ sẽ có một đội quân vớt hết phèn lên, hôm sau nước rất trong và sẽ có màu xanh da trời như chúng ta thấy.

Mà phèn sẽ làm giảm độ PH trong nước, dẫn đến tình trạng nhiều người đi bơi về thấy mắt cay sè, hoặc da rát bỏng, nhất là những vùng da bị trầy xước. Các bể bơi hiện nay phần lớn làm không theo một quy chuẩn nào cả”, PGS. TS. Hà cho hay.

Theo PGS. TS. Hà, để khống chế được nguồn nước sạch, phải thực hiện chế độ lọc tuần hoàn rất tốt, và phải giết được Tảo. Nhưng lọc tuần hoàn nước sẽ phải tốn rất nhiều tiền, do đó, việc này ít khi được các bể bơi thực hiện theo đúng quy chuẩn (thay nước 1 lần/ngày) mà phần lớn là 3 ngày thay 1 lần, thậm chí là 7 ngày và 10 ngày

“Bạn đồng hành” của bể bơi bẩn

Các bể bơi không đảm bảo vệ sinh ẩn chứa rất nhiều tác nhân có hại cho sức khỏe. Các tác nhân này dễ dàng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước nhỏ trên da và gây ra 10 bệnh sau: Viêm kết mạc, Viêm tai ngoài, Bệnh tiêu chảy, Bệnh phụ khoa, Bệnh hen, Nấm kẽ chân, Bệnh da do ấu trùng sán vịt, Bệnh da do hóa chất, Bệnh liên quan đến phổi, Bệnh về tóc.

TS. Phạm Lan Anh, Viện da liễu quốc gia

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.