Những cách dùng máy tính ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Có những lưu ý khi dùng máy tính để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong 9 tháng thai kỳ!

Có những lưu ý khi dùng máy tính để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong 9 tháng thai kỳ!

Khi mang thai, nhiều phụ nữ vẫn làm việc cho đến những tháng cuối của thai kỳ và việc sử dụng máy tính giống như một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng máy tính cũng cần phải có những lưu ý để không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Những cách dùng máy tính dưới đây sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Dùng máy hơn 20 giờ mỗi tuần

Nếu có thể thì trong ba tháng đầu mang thai, tốt nhất là thai phụ không nên sử dụng máy tính. Sở dĩ các bác sĩ khuyên thai phụ không nên dùng máy tính trong ba tháng đầu mang thai bởi vì đây là giai đoạn phát triển rất nhạy cảm của thai nhi. Lúc này các cơ quan của thai nhi chưa phát triển và nó sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Nếu bắt buộc phải dùng máy tính, các bác sĩ khuyên  mẹ bầu nên đặt một bức chống bức xạ hoặc đeo tấm chắn bức xạ để ngăn cách những tác động từ máy tính đến bào thai.

Hơn nưa, thai phụ không nên ngồi máy quá 20 tiếng mỗi tuần. Hãy nghỉ khoảng 10 phút sau mỗi giờ sử dụng máy và giảm thiểu tiếp xúc với các sản phẩm điện khác. Nên sử dụng máy trong một phòng thoáng gió và có nhiều không khí trong lành.

Ngoài ra, việc ngồi nhiều sẽ khiến cho máu di chuyển đến vùng xương chậu bị giảm khiến vùng này bị thiếu máu, bởi vậy, thai phụ nên chú ý thời gian ngồi và tốt nhất là nên thường xuyên đi lại để máu được lưu thông dễ dàng.

Để mắt cách màn hình dưới 50cm

Khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính nên là 50 cm, đây được coi là khoảng cách an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các khớp xương của ngón tay, cổ tay, cơ cánh tay, vai và cổ cảm thấy thoải mái. Nếu khoảng cách này gần hơn thì các bộ phận của cơ thể sẽ cảm thấy bị đau nhức.

Những cách dùng máy tính ảnh hưởng xấu đến thai nhi 1

Hầu hết mọi người đều chớp mắt ít hơn 5 lần mỗi phút. Chính vì vậy, tốt nhất là trong quá trình làm việc, thai phụ nên thường xuyên chớp mắt và duy trì khoảng cách tối thiểu là 50cm với màn hình máy tính.

Ngoài ra, trên mặt của màn hình máy tính có rất nhiều tĩnh điện và bụi, thường xuyên tiếp xúc có thể gây phát ban sắc tố da, thậm chí gây tổn thương da. Bởi vậy, mẹ bầu không nên hạn chế dùng tay tiếp xúc với màn hình của máy tính.

Dùng máy tính nhiều nhưng ăn ít trái cây

Khi sử dụng máy tính, các bà mẹ tương lai nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để bổ sung vitamin A, B1, C và vitamin E.

Để ngăn ngừa hiện tượng khô giác mạc, khô mắt, giảm thị lực, thậm chí là bệnh quáng gà, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cá, sữa, quả óc chó, rau xanh, cải bắp, đậu nành, cà chua, rau bina…

Vitamin C có tác dụng ức chế quá trình lão hóa tế bào. Không chỉ vậy, vitamin C còn có tác dụng chống suy dinh dưỡng.

Vitamin E giúp giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Trong quả óc chó và đậu phộng rất giàu vitamin E. 

Vitamin B1 giúp tăng cường dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, làm giảm căng thẳng thần kinh.

Ngoài ra, cà rốt rất giàu carotene, có thể giúp duy trì sức khỏe của mắt và da. Trong rau bina có chứa nhiều protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ thô, canxi, phốt pho, sắt, carotene, riboflavin. Những chất này có tác dụng hỗ trợ mắt vô cùng hiệu quả.  

Thói quen cúi xuống để gõ bàn phím

Ngồi đúng tư thế đóng vai trò rất quan trọng, một số tư thế ngồi sai sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thai nhi. Hãy để màn hình và bàn phím ở phía trước, bàn tay gõ phím nên đặt vuông góc với máy, tránh để cổ tay bị lệch và mắt phải nhìn chéo khi gõ.

Mẹ bầu nên ngồi thẳng, đùi và cánh tay luôn luôn đặt song song với nhau, bàn chân đặt thẳng trên sàn nhà hoặc ở tư thế thoải mái nhất.

 Theo aFamily


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.