Những cách rửa rau sai lầm càng rửa càng độc nhưng bà nội trợ Việt lại nghĩ là rất tốt

Muốn giảm bớt dư lượng thuốc trừ sâu, điều quan trọng nhất là rửa thật kĩ rau quả. Tuy nhiên, cách rửa "sai lầm truyền đời" thậm chí còn có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Muốn giảm bớt dư lượng thuốc trừ sâu, điều quan trọng nhất là rửa thật kĩ rau quả. Tuy nhiên, cách rửa "sai lầm truyền đời" thậm chí còn có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Chúng ta đều biết, rau quả cần được rửa sạch trước khi sử dụng, nhưng liệu phương pháp làm sạch của bạn đã đúng hay chưa?

Thuốc trừ sâu được phân thành hai loại, một là tính tiếp xúc, hai là tính hệ thống

Thuốc trừ sâu mang tính tiếp xúc là những loại được phun trực tiếp trên bề mặt của thực vật, phần lớn sẽ bị nước mưa rửa sạch hoặc bị ánh sáng mặt trời phân hủy.

Thuốc trừ sâu mang tính hệ thống lại được hấp thụ trực tiếp trên bề mặt, các lỗ khí và phần rễ của thực vật, từ đó phân bố đều khắp các bộ phận.

Phần lớn các loại thuốc trừ sâu dạng này đều tan trong nước, vì thế các chuyên gia đều cho rằng, chỉ cần rửa thật cẩn thận sẽ có thể loại bỏ phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu, có thể yên tâm sử dụng.

Loại rau quả nào dễ lưu lại thuốc trừ sâu nhất?

Những cách rửa rau sai lầm càng rửa càng độc - Ảnh 1.

Rau quả thu hoạch nhanh: những loại này thường bị bỏ qua thời kì an toàn trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu, do đó có khả năng tồn dư một lượng lớn thuốc trừ sâu.

Rau quả trái mùa: những loại này thường gặp sâu bệnh gây hại với mật độ lớn, vì thế phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, chất làm chín nhanh, như vậy mới có thể đối phó với những loại sâu bệnh, giúp rau quả ra hoa kết trái và to hơn.

Rau quả thu hoạch liên tục: những loại rau quả này sẽ không ngừng kết quả trong thời kì sinh sản, vì thế khi những hạt to bị phun thuốc thì những hạt nhỏ bên cạnh, còn chưa đến kì thu hoạch cũng bị phun thuốc.

Thậm chí chưa kể đến những trường hợp "nay phun thuốc mai thu hoạch".

Rau quả có giá trị kinh tế cao: vì muốn thu được lợi nhuận lớn nên những loại này sẽ bị ngăn chặn triệt để những vết côn trùng cắn. Do đó, các chất hóa học dễ dàng bị sử dụng nhiều hơn.

Những cách thức sai lầm

Sai lầm 1: Dùng nước vo gạo

Thông thường chỉ với một chậu nước vo gạo sẽ không đủ để tẩy rửa thuốc trừ sâu, khi rau quả được ngâm trong chậu, vô hình chung chiếc chậu này đã biến thành một "hồ bơi nhỏ" của thuốc trừ sâu.

Sai lầm 2: Dùng nước muối

Nước muối có thể giúp tiêu trừ trứng sâu còn sót lại, nhưng nó lại làm giảm khả năng làm sạch của nước, hơn nữa nếu nồng độ muối quá cao sẽ hình thành sự thẩm thấu. Thay vì hòa lẫn vào nước, thuốc trừ sâu lại xâm nhập ngược lại vào trong rau quả, gây phản tác dụng.

Sai lầm 3: Dùng chất khử sạch rửa rau quả

Những loại này có rất nhiều chất hoạt tính trên bề mặt, hơn nữa thành phần lại phức tạp. Vì thế, sau khi sử dụng phải rửa sạch bằng nước trắng, để tránh lớp tồn dư thứ cấp trên bề mặt rau quả.

Sai lầm 4: Thời gian ngâm kéo dài

Không nên ngâm rau quả quá 30 phút. Thời gian ngâm quá lâu không những làm mất một lượng chất dinh dưỡng mà còn gây bẩn ngược trở lại, bởi hàm lượng thuốc trừ sâu được hòa tan trong nước là có hạn.

Những cách rửa rau sai lầm càng rửa càng độc - Ảnh 2.

Sai lầm 5: Dùng máy Ozone để rửa rau quả

Loại máy này chỉ có thể loại bỏ lớp thuốc sâu bám trên bề mặt rau quả, tác dụng làm sạch của nó cũng tương đương với nước sạch.

Thực tế là, ozone không thể phá vỡ một số loại thuốc trừ sâu. Nitơ chứa trong rau quả sau khi phản ứng với ozone sẽ tạo thành nitrate hoặc nitrit. Trong khi đó, một nguy cơ khác đến từ việc rò rỉ ozone cũng gây hại tới sức khỏe người dùng.

Chuyên gia khuyên người dùng có thói quen cho thêm một chút baking soda, bột hạt chè để rửa sạch thì tuyệt đối nên chấm dứt điều này.

Thuốc trừ sâu có tính axit, do đó có thể trung hòa tính kiềm trong baking soda và bột hạt chè. Tuy nhiên, vẫn nên rửa trực tiếp bằng nước sạch.

Theo Trí thức trẻ


ăn uống sai cách

gây ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.