Những chất độc ẩn trong hoa quả bắt mắt

Có rất nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày tưởng chừng như an toàn, đẹp mắt, bổ dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc. Dưới đây là một số ví dụ.

Có rất nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày tưởng chừng như an toàn, đẹp mắt, bổ dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc. Dưới đây là một số ví dụ.

1. Cà chua

Chất độc: alkaloids

Có trong: thân, lá và núm

Đây là loại thực phẩm có mặt hầu hết ở các bếp ăn gia đình với tác dụng làm tăng màu sắc đẹp mắt và mùi vị thơm ngon cho các món ăn.

Mặc dù phần thịt của cà chua không độc hại nhưng phần lá và thân của cà chua chứa nhiều thành phần glycoalkaloids, chất phá vỡ màng tế bào, gây ảnh hưởng tới dạ dày và đường ruột, từ đó có thể gây ngộ độc. Với độc tính như vậy, trong y học, phần thân và lá cà chua có thể dùng để chế tạo ra thuốc tẩy giun.

Do vậy, khi nấu nướng, bạn nhớ loại bỏ toàn bộ phần lá, cuống lá và núm của quả cà chua.

2. Táo

 

Chất độc: cyanide

Có trong: hạt

Táo luôn được coi là loại quả bổ dưỡng hàng đầu, đặc biệt là với phái đẹp trong việc ngăn ngừa lão hoá da và các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, cũng giống như cà chua, phần thịt của táo hoàn toàn không chứa loại chất độc này nhưng trong hạt lại có nhiều cyanide, chất làm ngăn cản quá trình hấp thụ oxy của các tế bào trong cơ thể, từ đó dễ gây ngạt, đặc biệt là vùng não bộ.

Ăn 1 vài hạt táo sẽ không gây tử vong nhưng hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ. Nếu ăn quá nhiều và ăn trong thời gian dài, chắc chắn sẽ gây những biến chứng không tốt cho cơ thể. Do vậy, hãy loại bỏ toàn bộ hạt táo trước khi ăn, nhất là đối với trẻ nhỏ.

3. Khoai tây


Chất độc: alkaloids

Có trong: thân, lá, vỏ màu xanh

Ngay cả phần củ khoai tây cũng là một khối chất độc nếu bạn không biết cách lựa chọn và chế biến. Nếu để ý quan sát, bạn sẽ thấy phần vỏ khoai tây đôi chỗ có màu xanh, đó là do chất glycoalkaloids tạo nên có thể gây ngộ độc.

Do vậy, khi mua, bạn không nên chọn những củ khoai tây bề mặt có màu xanh hoặc những củ khoai tây đã mọc mầm.

4. Quả anh đào

Chất độc: axit cyanhytric

Có trong: hạt

Mặc dù là loại quả đẹp mắt và ngon miệng nhưng nếu ăn cả hạt anh đào, bạn đã vô tình nạp vào cơ thể axit cyanhytric, chất ngây ngộ độc với các triệu chứng ban đầu như: đau đầu, chóng mặt, ói mửa, rối loạn tiêu hoá, tim đập nhanh…

Nếu ăn phải quá nhiều hạt anh đào, bạn có thể bị khó thở, huyết áp tăng cao, suy thận, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.

5. Hạnh nhân


Chất độc: alkaloids

Có trong: hạt hạnh nhân sống
 
Hầu hết mọi người đều nghĩ hạnh nhân là một loại qủa nhưng thực chất chỉ là một loại hạt. Hạt hạnh nhân có thể gây độc nếu không qua quá trình sấy và làm chín.

Hạt hạnh nhân sống còn chứa thành phần xyanua, chất có thể gây ngạt, nhất là não bộ.

Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.