Những điều cần biết về dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Trong trường hợp nghi ngờ bé bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay để được tư vấn kịp thời.

Trong trường hợp nghi ngờ bé bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay để được tư vấn kịp thời.

Theo thống kê, cứ 12 bé sinh ra sẽ có 1 bé bị dị ứng thực phẩm và tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhận biết tình trạng này như thế nào và làm thế nào để đưa ra những lựa chọn thực phẩm đúng đắn?

1/ Dị ứng thực phẩm là gì?

Dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, có thể xác đinh được nguy cơ dị ứng của bé ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Chẳng hạn cả bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50%-80% con nguy cơ mắc. Nếu một trong hai bố mẹ bị thì khoảng 20%-40% con có nguy cơ. Do đó trẻ sinh ra trong những gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai người bị dị ứng cần chú ý đề phòng dị ứng sớm qua chế độ ăn.

Ngoài ra, trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

Hầu hết các bệnh dị ứng thực phẩm nghiêm trọng bắt đầu trong giai đoạn phôi thai và trẻ nhỏ, được gây ra bởi một số lượng tương đối nhỏ các loại thực phẩm khác nhau. Trong đó, dị ứng sữa và trứng là phổ biến và có xu hướng biến mất sau khi bé lớn lên.

Các thực phẩm phổ biến khác gây dị ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh nơi sống. Chẳng hạn, dị ứng đậu phộng khá phổ biến ở Mỹ, Anh và Úc, nhưng ở Đông Nam Á và Nam Âu, cá và hải sản lại là trường hợp có nhiều người dị ứng hơn hẳn.

di-ung-thuc-pham-blogtamsuvn (1)

Cơ chế gây dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể trở nên “bối rối” trước những thành phần của thực phẩm và gây phản ứng tạo ra histamine, “thủ phạm” chính gây nên các triệu chứng dị ứng cổ điển như phát ban, sưng phù. Nghiêm trọng hơn, dị ứng thức ăn có thể gây sốc phản vệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trong số các loại dị ứng, dị ứng thực phẩm là loại phổ biến nhất, khi có đến hơn 8% trẻ em từ 3 tuổi trở xuống bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng, nguy cơ bé bị dị ứng cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Trẻ bị hen suyễn, chàm eczema hay viêm mũi dị ứng sẽ cũng có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn những bé khác.

2/ Dị ứng thực phẩm: Khi nào nên lo?

Thông thường, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dị ứng sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt và cây như hạt dẻ, quả óc chó và hạnh nhân là những trường hợp phổ biến nhất. Theo thống kê, có khoảng 1,6% – 7% trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa, 2% trẻ dưới 3 tuổi bị dị ứng với trứng và hơn 2% trẻ bị dị ứng với đậu phộng.

Hầu hết các trường hợp bị dị ứng thực phẩm đều rất dễ phát hiện, bởi những dấu hiệu rõ ràng như:

- Phát ban hoặc nổi mề đay xung quanh miệng, mũi và mắt, sau đó lan rộng ra các phần khác của cơ thể

- Sưng nhẹ môi, mắt, mũi, miệng

- Chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt

- Ngứa miệng, ngứa cổ họng

- Buồn nôn, tiêu chảy

Đặc biệt, nếu bị dị ứng nghiêm trọng, bé có thể bị các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, cổ họng và lưỡi sưng, giảm huyết áp đột ngột. Đây là những biểu hiện của tình trạng sốc phản vệ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được xử lý kịp thời.

Những điều cần biết về dị ứng thực phẩm ở trẻ em 1

3/ Làm gì khi bé bị dị ứng?

Trong trường hợp nghi ngờ bé bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay để được tư vấn kịp thời. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ cách loại trừ những thực phẩm gây dị ứng trong thực đơn của bé nhưng vẫn đảm bảo cục cưng nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu trẻ bị dị ứng sữa, và bạn đang cho con bú, bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng sẽ tư vấn cho bạn về việc thay đổi chế độ ăn uống. Nếu bé uống sữa công thức, bạn có thể được tư vấn để thay đổi sang một công thức ít gây dị ứng sữa. Tuyệt đối không tự ý cắt giảm thực phẩm nếu chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

Theo Gia đình Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.