Những loại lá tắm thông dụng và an toàn cho bé

Lá chè xanh, lá trầu không, ngải cứu là những loại lá tắm thông dụng và an toàn cho bé trong mùa đông này.

1. Lá chè xanh

Lá chè xanh có rất nhiều công dụng như điều trị các bệnh viêm loét, hăm tã, da bị lở loét. Vào mùa đông việc đóng bỉm hàng ngày có thể khiến da trẻ bị hăm, lở loét, tắm lá chè xanh tuần 2 lần hoặc rửa bộ phận sinh dục cho bé bằng lá chè xanh hàng ngày sẽ phòng ngừa được hăm tã cho trẻ.

la-tam-thong-dung-cho-be-blogtamsuvn (4)

Cách nấu nước lá chè xanh tương tự như hướng dẫn ở trên, khi tắm mẹ có thể thêm vào đó một vài hạt muối.

2. Lá trầu không

Theo đông y thì trầu không là loài thân leo, vị cay nồng, thơm hắc, tính ấm. Thích hợp khi tắm cho bé vào mùa đông. Trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Trầu không dùng để chữa chàm cho bé rất hiệu quả, chủ yếu là sát khuẩn và giảm ngứa với những bé có cơ địa dị ứng.

la-tam-thong-dung-cho-be-blogtamsuvn (2)

Cách tắm: Trầu không tầm 10 lá đem rửa sạch, thái mỏng cho vào nồi nước đun sôi, để một lúc cho nước trầu tiết ra pha với nước ấm để tắm cho bé những ngày đông lạnh giá rất phù hợp, giúp cơ thể bé nóng ấm.

Ngoài tác dụng kháng khuẩn nước trầu không còn chữa hăm cho bé rất hiệu quả, tuy nhiên để phòng tránh các trường hợp bé bị dị ứng mẹ có thể bôi một ít nước trầu không lên tay bé trước khi tắm trực tiếp.

3. Ngải cứu

Vào mùa đông tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, làm dịu các vết thương và viêm hiệu quả. Tắm lá ngải cứu còn giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm trong mùa lạnh hiệu quả và có cảm giác ấm áp hơn khi tắm.

la-tam-thong-dung-cho-be-blogtamsuvn (1)

Cách tắm: Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi nước nấu sôi lên một lúc cho lá ngải tiết ra nước, sau đó pha với nước tắm cho bé, có thể thêm vài hạt muối hột trong chậu tắm.

4. Lá kinh giới

Nếu có sẵn lá tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và dùng dần. Mỗi lần tắm cho bé mẹ lấy 1 nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi 1 lúc rồi pha vào nước tắm cho bé.

5. Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ, giúp mẹ giảm cân mà còn có tác dụng rất kì diệu với làn da của bé. Thế nên nếu mẹ đang định làm món mướp đắng cho bữa cơm ngày hè thêm mát lành, hãy nhớ mua thêm vài quả dư ra để tắm cho bé nhé.

Mỗi lần tắm cho bé chỉ cần 2 quả cỡ vừa là được. Mẹ hãy rửa thật sạch sau đó xay/giã nát, lọc lấy nước để tắm cho bé. Với cách này, mẹ sẽ rất bất ngờ với làn da mát lạnh của con cho mà xem.

6. Gừng tươi

Rửa sạch một nhánh gừng tươi rồi giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội thì tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.

7. Lá khế

Cách này khá đơn giản và dễ làm. Mẹ lấy 1 nắm lá khế, ngâm rửa thật sạch rồi tuốt bỏ phần gân cứng, đem xay/giã nát với 1 chút muối hạt. Sau đó, mẹ đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con.

Thực hiện liên tục trong 3 – 4 ngày là mẹ có thể “thở phào” vì vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.

8. Sài đất

Những mẹ ở vùng nông thôn thì có thể dễ dàng kiếm được sài đất ở bất cứ nơi nào, nhưng các mẹ ở thành phố hiện nay cũng có thể mua được cây sài đất bán nhiều ngoài chợ đấy.

la-tam-thong-dung-cho-be-blogtamsuvn (3)

Sài đất tươi mẹ đem nấu với nước để tắm cho bé hàng ngày, tắm liên tục trong vài ngày là da bé sẽ mát dịu trở lại, những nốt rôm sảy cũng bay đi đáng kể.

Những điều cần lưu ý khi tắm cho bé:

- Luôn luôn đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con để loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.

- Tuyệt đối không tắm lá cho con khi da bé bị tổn thương như trầy xước, mưng mủ, sưng tấy… vì da bé lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.

- Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm qua cho con bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là “tắm tráng” lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da.

- Không lạm dụng các loại lá tắm như đun nước quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì bột lá có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh/muối có thể kích ứng da bé, khiến bé bị xót, rát da.

- Mẹ cũng lưu ý, sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế cho con ra nắng và cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ. Không cho trẻ ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da con có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,… cần cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.

Theo Gia đình Việt Nam


Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.