Những nguy hiểm liên quan đến nhau thai

Nhau thai là mối liên kết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, cả mẹ và bé đều có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến nhau thai như phù nhau thai, sót nhau thai, nhau thai bám thấp...

Nhau thai là mối liên kết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, cả mẹ và bé đều có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến nhau thai như phù nhau thai, sót nhau thai, nhau thai bám thấp...

Phù nhau thai

Ngoài 30 tuổi chị Xuân ở Sơn Tây, Hà Nội mới lấy chồng, hạnh phúc hơn là sau đám cưới chưa lâu, chị vui mừng báo tin cho gia đình là đã mang thai. Mọi chuyện vẫn tiến triển êm đẹp, chị cũng không ốm nghén nhiều nên mẹ khỏe, con khỏe. 

Tuy nhiên, khi thai nhi được 16 tuần tuổi chị đi khám, siêu âm, làm xét nghiệm bác sĩ phát hiện nhau thai bị phù, dây rốn, thai nhi cũng bắt đầu có hiện tượng phù nề và có thể gây dị tật, dị dạng, bất thường về tim mạch cho thai nhi. 

Bác sĩ  chuyên khoa sản Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết, nhau thai là nơi trung gian để thực hiện sự trao đổi chất bổ dưỡng từ mẹ sang con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ đồng thời bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhau thai khỏe, bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2- 4cm. 

Phù nhau thai là một bệnh lý của nhau thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi nhau thai bị phù, sẽ có độ dày bất thường, thực hiện các chức năng không được đảm bảo, không có sự lưu thông giữa máu mẹ và máu con nên có thể gây biến chứng đến thai nhi và ảnh hưởng đến lượng nước ối.

Nguyên nhân gây phù nhau thai thường do nhiễm trùng, có thể là vi trùng hay siêu vi trùng, cũng có khi do bất thường về nhiễm sắc thể gây ra bất thường nhau và thai. Những phụ nữ hút thuốc lá hay uống rượu, hút thuốc, mắc bệnh Rubella khi mang thai,... dẫn đến nguy cơ nhau thai bị phù cao hơn.

Những nguy hiểm liên quan đến nhau thai 1
Có một thai nhi khỏe mạnh là điều mà bất kì người phụ nữ nào khi mang thai đều mong muốn. Ảnh minh họa


Nhau thai bám thấp

Nhau thai nằm không đúng vị trí, bám thấp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sẩy thai, sinh non.

Vì là lần đầu tiên mang bầu nên chị Oanh ở Ba Vì, Hà Nội chưa có kinh nghiệm xử lý trong những tình huống bất thường. Chị nhớ lại khi thai nhi sang tháng thứ 6, một lần chị đi vệ sinh phát hiện vùng kín ra máu và chị đã rất hoảng hốt.

Ngay lập tức gia đình đưa chị đến bệnh viện, bác sĩ thông báo hiện tại thai nhi vẫn khỏe mạnh nhưng chị có dấu hiệu của nhau thai bám thấp, chị phải nghỉ ngơi tuyệt đối để theo dõi.

Bác sĩ Dung cho rằng, không phải cứ ra máu trong thai kỳ là dấu hiệu của nhau thai bám thấp nhưng khi thai phụ bị ra máu khi đi vệ sinh thì phải báo ngay bác sĩ, nhất là thai nhi 20 tuần tuổi trở lên.

Hiện tượng nhau bám thấp thường do một số nguyên nhân như tử cung bị dị dạng, có sẹo mổ, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt.

Nhau thai bám thấp là một trong 4 dạng nhau của nhau tiền đạo gồm bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Tất cả những hiện tượng này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như dễ bị sẩy thai, sinh thiếu tháng, mất máu, thậm chí tử vong khi chuyển dạ.

Do đó, thai phụ có nhau thai bám thấp cần được theo dõi đặc biệt, nhập viện sớm trước khi có cơn đau chuyển dạ. Khi xác định nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. 

Sót nhau thai

Mặc dù cô con gái lớn đã chuẩn vị vào lớp 1, điều kiện kinh tế cũng khá hơn vợ chồng chị Vân ở Nghệ An muốn sinh cậu con trai nối dõi tông đường. Tháo vòng kế hoạch, thả một thời gian ngắn chị có tin vui. 

Tuy nhiên, chị nghén quá nặng, không ăn được, hay nôn mửa kéo dài tình trạng như vậy khiến sức khỏe yếu đi trông thấy, mất hết sức lực. Đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết thai nhi rất yếu nên bỏ thai để giữ sức khỏe người mẹ. 

Từ hôm bỏ thai, chị ra nhiều máu và sản dịch, thậm chí còn thấy có cả cục máu đông. Thấy tình trạng này kéo dài hơn nửa tháng, máu ra ngày càng nhiều chị đến bệnh viện khám, tư vấn. Bác sĩ kết luận, do bị sót nhau thai cần được điều trị tích cực hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tử cung. 

Từ trường hợp bệnh nhân trên bác sĩ Dung phân tích, việc nạo phá thai, dù chủ động hay do sẩy thai thì đều có thể xảy ra các biến chứng, trong đó có biến chứng sót nhau thai. Nhau thai sót có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, băng huyết,…

Vì vậy, sau khi sẩy thai, phá thai sản dịch ra nhiều, kéo dài, có máu cục sản phụ nên đến cơ sở y tế khám, kịp thời điều trị. Để kéo dài viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng, buồng trứng... nguy cơ vô sinh sẽ rất cao.

Có một thai nhi khỏe mạnh là điều mà bất kì người phụ nữ nào khi mang thai đều mong muốn. Tuy nhiên, quá trình thai kỳ có thể xảy ra nhiều bất thường để phòng tránh biến chứng xấu thai phụ nên tuẩn thủ các chị định của bác sĩ.
 
Theo Tri thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.