Nỗi oan ức của cái vòng

Vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai tiện lợi và hiệu quả, chỉ đứng sau các loại thuốc ngừa thai dạng tiêm hay cấy nhưng cao hơn nhiều so với thuốc ngừa thai dạng uống. Thế nhưng vẫn còn nhiều người gán cho vòng nhiều bất lợi oan ức và từ đó có xu hướng bài bác biện pháp này.

Vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai tiệnlợi và hiệu quả, chỉ đứng sau các loại thuốc ngừa thai dạng tiêm hay cấynhưng cao hơn nhiều so với thuốc ngừa thai dạng uống. Thế nhưng vẫn cònnhiều người gán cho vòng nhiều bất lợi oan ức và từ đó có xu hướng bài bácbiện pháp này.

Vòng tránh thai là một dụng cụlàm bằng nhựa, có thể có phủ thêm đồng bên ngoài để làm tăng hoạt tính. Vòng đặtvào lòng tử cung, mục đích kích hoạt hoạt động của bạch cầu và các hoạt chất cóliên quan phản ứng viêm.

Nỗi oan ức của cái vòng
Vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai tiện lợi và hiệu quả, chỉ đứng sau các loại thuốc ngừa thai dạng tiêm hay cấy nhưng cao hơn nhiều so với thuốc ngừa thai dạng uống

Hoạt động này giúp tiêu diệt hoặclàm suy yếu tinh trùng trên con đường quá cảnh từ âm đạo qua buồng tử cung vàovòi trứng, đồng thời cũng ngăn cản trứng làm tổ, một khi trứng đã được thụ tinhbởi các tinh trùng còn sót lại và đi vào buồng tử cung.

Đặt vòng rồi vẫn có thai?

Có câu chuyện vui về một phụ nữđang sử dụng vòng mà có thai, và khi sinh ra đứa bé có… mang vòng trên tay!Chuyện vui nhưng cũng phản ánh những lo sợ không đâu của người sử dụng vòng.Mang thai khi mang vòng, thật ra vẫn có, có thể do vòng bị lệch, không có tácdụng hay đã quá hạn sử dụng, cũng có thể do các tinh binh của quý ông hay trứngcủa quý bà quá mạnh đã thoát được tác động của bạch cầu và các hoạt chất gâyviêm do vòng gây ra.

Dù vậy thì đứa bé sinh ra chắcchắn không thể mang vòng, ở bất cứ đâu trên cơ thể, bởi vòng tuy còn trong buồngtử cung nhưng nằm ngoài túi ối và hoàn toàn cách biệt với thai nhi.

Cũng cần nói thêm rằng, phảnứng gây viêm do vòng, khi có thai, có thể là quá mức và dẫn đến nhiễm trùng cácmàng thai, làm sẩy thai hay sanh non. Thế nhưng lấy vòng trong trường hợp đangmang thai trộm như thế cũng có nguy cơ gây sẩy thai do làm tổn thương màng thaikhi lấy vòng. Hai khả năng này là tương đương nhau nên tốt nhất cứ để mặc chovòng nằm đó, nếu thai phát triển tốt sẽ đợi sanh xong rồi “hạ hồi phân giải”.

Thủ phạm gây thai ngoài tửcung, vô sinh?

Có một thời vòng tránh thai bị gán cho tội gây ra thai ngoài tử cung, vô sinh, ung thư. Những tội danh này cho đến nay vẫn là… vu khống.

Có một thời vòng tránh thai bịgán cho tội gây ra thai ngoài tử cung, do viêm nhiễm từ vòng làm tắc vòi trứng;hay tội vô sinh, do viêm và dính lòng tử cung sau sử dụng. Những tội danh nàycho đến nay vẫn là… vu khống.

Theo một phân tích về giá cả vàhiệu quả các biện pháp tránh thai của American Journal of Public Health, trong100 trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra trên những người dùng biện pháp ngừathai, chỉ có ba người có dùng vòng tránh thai nhưng lại có đến 15 trườnghợp dùng que cấy hay thuốc tiêm. Một báo cáo khác tại Canada cũng cho thấy,ngay từ những năm 60 – giai đoạn vòng tránh thai bắt đầu dùng rộng rãi, tỷ lệviêm vùng chậu có liên quan đến vòng chỉ vào khoảng 4% và dễ dàng điều trị khỏibằng các loại kháng sinh.

Đặt vòng dễ gặp tai biến?

Tác dụng bất lợi nghiêm trọngthường nhất của vòng tránh thai chỉ là đau và ra máu âm đạo. Đau có thể gặp lúcđặt, khi đang sử dụng hay lấy vòng; đau lúc hành kinh hay ngoài thời điểm hànhkinh; đau nhẹ thoáng qua, đôi khi đau nhiều đến phải lấy vòng ra. Đây là dấuhiệu báo động vòng sai tư thế, hoặc có tình trạng nhiễm trùng cần điều trị.

Tình trạng ra máu khi hành kinhcũng có thể nhiều và kéo dài hơn khi dùng vòng tránh thai, đôi khi có ra máungoài kỳ kinh, thường gặp giai đoạn đầu mới đặt. Khi ra máu nhiều và không khỏisau điều trị thì nên nghĩ đến việc lấy vòng vì có thể vòng bị lệch, sai tư thế,lúc đó hiệu quả ngừa thai cũng giảm.

Tình trạng viêm nhiễm do vòng gâyra hay nguy cơ bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu là khá hiếm. Trước khi được đặtvòng, các chị em đã được thăm khám cẩn thận nhằm phát hiện các bệnh viêm nhiễmsinh dục, nếu nhiễm trùng là chống chỉ định dùng.

Cũng như trong lúc đang dùng, nếucó nghi ngờ bệnh lý viêm sinh dục đều nên lấy vòng cùng với điều trị bệnh triệtđể. Những lo ngại về ung thư khi đặt vòng là hoàn toàn thiếu cơ sở.

Dây vòng làm tổn thương “củaquý”?

Nhiều phụ nữ khác thường hay thanphiền vòng tránh thai làm huyết trắng nhiều hơn bình thường. Thật ra đó chỉ làtình trạng tăng tiết, huyết trắng lúc này là sinh lý bình thường, không gây rát,ngứa và cũng không cần điều trị.

Chưa kể, một số bà vợ còn lo ngạidây vòng sẽ làm tổn thương “của quý” của mấy ông chồng, hay làm giảm bớtkhoái cảm tình dục. Dây vòng thật ra chỉ bằng nhựa, nhỏ bằng sợi cước và thườngkhông ảnh hưởng nhiều khi hành sự. Thực tế thăm khám cũng chưa gặp ông chồngnào than phiền vấn đề này.

Cách tự kiểm tra vòng còn hay rớt

Để dùng tốt và lâu dài biện pháp đặt vòng, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước và trong khi sử dụng từ những cán bộ y tế. Trở lại kiểm tra ngay khi có bất thường.

Sau khi đặt vòng, sẽ được thông tin những dấu hiệu nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ ngay, cũng như được hẹn tái khám trong vòng 1 – 3 tháng sau đó nhằm xem tính ổn định và an toàn của vòng trên người dùng. Người dùng cũng cần biết cách tự kiểm tra xem vòng còn trong cơ thể không.

Cách tự kiểm tra đơn giản nhất là ở tư thế ngồi xổm, nửa nằm nửa ngồi hay đứng gác chân trên một ghế thấp, cho ngón tay vào âm đạo, đi sâu tay vào đến khi chạm cổ tử cung (vùng chắc như cánh mũi), nếu chạm vào dây vòng thì vòng vẫn còn. Nếu không chạm dây vòng, hoặc sờ chạm cả vòng thì nên đi kiểm tra lại.

Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh
Nỗi oan ức của cái vòng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.