Ô nhiễm trong nhà đáng sợ hơn sương mù

Ô nhiễm trong nhà đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu không thay đổi cách sinh hoạt, nó sẽ nguy hại hơn cả sương mù. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp ô nhiễm trong phòng là một trong 10 nguy hiểm sức khỏe nhân loại.

Ô nhiễm trong nhà đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu không thay đổi cách sinh hoạt, nó sẽ nguy hại hơn cả sương mù. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp ô nhiễm trong phòng là một trong 10 nguy hiểm sức khỏe nhân loại.

Ô nhiễm trong nhà gấp 10 lần

Một điều tra trong suốt 5 năm về bảo vệ môi trường của Mỹ chỉ ra, mức ô nhiễm không khí trong nhà gấp 10 lần so với bên ngoài.

Số liệu của tổ chức Y tế thế giới cũng cho thấy gần nửa dân số toàn thế giới sống trong những ngôi nhà ô nhiễm không khí, hậu quả là 22% bệnh viêm phổi mãn tính và 15% viêm phế quản. Mỗi năm toàn cầu có 24 triệu người tử vong có liên quan với ô nhiễm trong phòng.


Hầu hết các ngôi nhà ở, nhà thương mại đều không có hệ thống thông gió nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm. Ngoài ra, mặc dù vật liệu không tỏa mùi lạ nhưng các chất có hại như Formaldehyde, benzene, ammonia vẫn không ngừng phát tán vào không khí.

Ủy ban giám sát môi trường trong nhà Trung Quốc phát hiện, 72% phòng ở trẻ em có lượng formaldehyde vượt ngưỡng 1-8 lần. Văn phòng, phòng ngủ, bếp, phòng khách là khu ô nhiễm nhiều nhất.

Càng đông người, công sở càng ô nhiễm

Những hợp chất do hô hấp, mồ hôi, ho, hắt hơi, các máy móc trong văn phòng… đều gây ô nhiễm không khí. Chuyên gia Li Diya - Mora Kosovska- giám đốc phòng thí nghiệm quốc tế, về sức khỏe và chất lượng không khí của Đại học khoa học công nghệ Queensland (Úc) phát hiện, nồng độ của các hạt mịn từ máy in giải phóng ra tương đương với nồng độ hít thuốc lá thụ động, có thể làm cho không khí ô nhiễm tăng gấp 5 lần, nhẹ sẽ gây ra bệnh phổi, nặng sẽ gây bệnh tim, thậm chí ung thư.

Giường tích bụi, mạt

Chất ô nhiễm trong phòng ngủ chủ yếu là bụi dưới gầm giường, thảm và điều hòa. Khi có sự xáo trộn, bụi sẽ tung lên, phổi hít vào.

Giáo sư Cai Shaoxi- trưsởng khoa hô hấp bệnh viện Phương Nam, Đại học Y Khoa Phương Nam, Trung Quốc nói, bụi ve trên chăn, gầu trên đầu, da chết… có thể gây dị ứng.

70% nguồn ô nhiễm đến từ bếp

Đây là số liệu nghiên cứu của một báo cáo về chất lượng không khí ô nhiễm trong nhà ở Trung Quốc. Một nghiên cứu của trường Đại học Sheffield, Anh phát hiện, dùng than nấu cơm, hàm lượng dioxine gấp 3 lần so với bên ngoài, nồng độ bụi cũng cao hơn ngoài trời. Ngoài ra, thường xuyên dùng lửa, nhiệt độ cao, giúp chất ô nhiễm formaldehyde trong tủ bếp giải phóng ra nhanh gây độc tố cho cơ thể.

Cải thiện không khí trong phòng

Trong phòng luôn có nhiều chất gây hại cho cơ thể tuy nhiên chúng ta có thể cải thiện nó qua thói quen sinh hoạt.

1. Không hút thuốc, dùng máy tạo độ ẩm để ngăn bụi phát tán đồng thời đặt 1 số chậu cây lô hội, hoa lan đuôi hổ và lan treo để hấp thụ formaldehyde; thường xuyên rửa sạch và khử trùng màng lọc, miếng tản nhiệt điều hòa.

2. Ngay khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nấu nướng 5 phút nên bật máy hút mùi, tủ bếp không bày quá nhiều đồ để các chất ô nhiễm không lưu cữu.

3. Nhà mới xây hoặc sửa lại xong cần thông gió 3-6 tháng sau mới chuyển về sống. Dụng cụ trong nhà nên chọn mua các loại vật dụng tự nhiên đảm bảo chất lượng, không có nhiều chất hóa học, sơn, chất dính. Khi sử dụng thường xuyên quét dọn sạch sẽ.

4. Thường xuyên thông gió trong phòng giúp giảm nhẹ ô nhiễm trong phòng. Chuyên gia khuyến nghị, buổi sáng trước khi đi làm mở cửa sổ thông gió, hoán đổi không khí, cố gắng để ánh mặt trời chiếu dọi vào trong nhà, tuy nhiên khi trời sương mù không nên mở cửa sổ.

5. Ở văn phòng nên đặt máy in ở nơi thông thoáng gió và cách xa con người ít nhất 3 mét, khi không dùng thì rút nguồn điện. 

Theo Tùng Đan (Dân Trí)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.