Phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt virus có nổi ban

Như trường hợp tử vong mới đây ở Hà Nội, bé khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt và được chẩn đoán theo dõi sốt virus. Tuy nhiên, một ngày sau bé vẫn không hết sốt, bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay, nghi mắc tay chân miệng. Sau đó thì có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trẻ dương tính với virus tay chân miệng EV71.

Thời điểm nàytại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc có nhiều trẻ bị sốt virus, trong khi đódịch tay chân miệng vẫn đang lưu hành. Sốt, nổi ban đều là triệu chứngthường gặp ở cả hai bệnh, và cha mẹ nếu không lưu ý có thể nhầm lẫn.

Như trường hợptử vong mới đây ở Hà Nội, bé khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt vàđược chẩn đoán theo dõi sốt virus. Tuy nhiên, một ngày sau bé vẫn không hếtsốt, bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay, nghi mắc tay chânmiệng. Sau đó thì có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trẻ dương tính vớivirus tay chân miệng EV71.

Tiến sĩ TrầnMinh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chẩn đoán bệnhtay chân miệng dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng, chứ không chờ vào xétnghiệm. Vì thế, bác sĩ, thậm chí người dân có thể phân biệt được 2 bệnh này.Cụ thể: 

Phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt virus có nổi ban

Cha mẹ thấy con sốt cao liên tục thì dù là sốt do nguyên nhân gì cũng cần đưa đi khám ngay. Ảnh: Thiên Chương

Sốtvirus:

- Bắt đầu từgiai đoạn 6 tháng tuổi là trẻ có thể bị sốt virus, đôi khi sốt cao 38,5 độ,39,5 độ, sốt liên tục. Dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ, nhưng sau đó lại sốt,sốt có thể kéo dài 2-4 ngày, thậm chí là 6 ngày.

- Ngoài sốt,trẻ có thể kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho, sổ mũi...

- Tuy nhiênxét về toàn trạng thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệunhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột...

- Sau khi hếtsốt, trẻ có thể nổi ban nhưng ban mỏng, rải rác, nhưng cũng có thể mọc toànthân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.

- Sốt virus cóthể tự khỏi trong 2-4 ngày. Trẻ có thể bị sốt virus trở lại với tần xuất 2-3lần, thậm chí 5-6 lần một năm.

- Bệnh có thểgặp ở mọi lứa tuổi.

Taychân miệng

- Tùy từng thểbệnh mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhưng có trẻ lại chỉ sốt nhẹ.

Chẳng hạn vớithể tối cấp thì bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suytuần hoàn, hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong 2-4 ngày. Với thể không điểnhình thì dấu hiệu phát ban không rõ hoặc chỉ có vết loét miệng hoặc chỉ cótriệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban loét miệng.

- Tuy nhiên,đa phần trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn điển hình của bệnh gồm ủ bệnh, khởi phát(sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng... ), giai đoạn toàn phát (loét miệng, ban dạngphỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối...) và giai đoạn lui bệnh. Ngoàira, dù đang sốt nhưng sờ chân, tay trẻ lại thấy lạnh.

- Trẻ thườngphát ban cùng với sốt, trong khi sốt virus là nổi ban sau khi hết sốt.

- 3-5 ngày saukhi khởi bệnh, trẻ hồi phục hoàn toàn mà không có biến chứng.

- Nếu có biếnchứng thì thường xảy ra ngay ngày đầu tiên hoặc thứ 2 như viêm não (dấu hiệutri giác xấu, trẻ nôn thốc nôn tháo...), viêm cơ tim, trẻ mệt xỉu, nhịp timnhanh...

- Thường gặp ởtrẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Ngoàisốt virus, cũng cần phân biệt tay chân miệng với các bệnh có phát ban dakhác như:

- Dị ứng: hồngban đa dạng, không có phỏng nước.

- Viêm da mủ:đỏ, đau, có mủ.

- Thủy đậu:phỏng nước, gặp ở nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

- Sốt xuấthuyết Dengue: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

Cũng vì có mộtsố trường bệnh tay chân miệng không điển hình nên tiến sĩ Điển cũng khuyếncáo, nếu con sốt cao liên tục thì dù là sốt gì cũng nên đưa đi khám ngay.Điều quan trọng là khi bị trẻ sốt, cha mẹ không nên chỉ phụ thuộc vào thuốchạ sốt mà cần phải cho trẻ ở trong môi trường thoáng khí, lấy khăn ấm launách, bẹn, trán... để hạ sốt cho bé.

Với nhữngtrường hợp được chỉ định điều trị tại nhà (chỉ loét miệng, có thể kèm theotổn thương da) thì cha mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn búcần tiếp tục cho ăn sữa mẹ, hạ sốt cách 6 tiếng một lần, vệ sinh răng miệng.Ngoài ra cần cho bé nghỉ ngơi, tránh kích thích, 1-2 ngày lại tái khám trong5-10 ngày đầu của bệnh.

Bên cạnh đó,khi thấy có dấu hiệu nặng như: sốt cao hơn 39 độ C, thở nhanh, khó thở, runggiật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, co giật hôn mê.. thìcần tái khám ngay.

Với những trẻnhà xa, không có điều kiện tái khám, có các biểu hiện nặng như mạch nhanh,rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, sốt cao... thì sẽ được chỉ định nhậpviện.

TheoPhương Trang



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.