Phát hiện thịt ôi, thịt lợn bò nhiễm bệnh như thế nào?

Trong ngày Tết, người dân thường có thói quen mua tích trữ thực phẩm, trong đó, thịt lợn, thịt bò là những thực phẩm không thể thiếu. Cục An toàn thực phẩm đưa ra hướng dẫn chi tiết để các bà nội chợ lựa chọn được thịt tươi, phát hiện thịt gia súc bệnh.

Trong ngày Tết, người dân thường có thói quen mua tích trữ thực phẩm, trong đó, thịt lợn, thịt bò là những thực phẩm không thể thiếu. Cục An toàn thực phẩm đưa ra hướng dẫn chi tiết để các bà nội chợ lựa chọn được thịt tươi, phát hiện thịt gia súc bệnh.

Thịt tươi – thịt ôi

Với cả thịt lợn và thịt bò, trạng thái bề ngoài của thịt tươi là màng ngoài khô, màu đỏ đặc trưng, trong khi đó thịt ôi sẽ có màu hơi thâm, thạm chí hơi đen, không bón.
 
Hãy quan sát màu sắc của thịt, vết cắt thịt và thử độ đàn hồi của thịt trước khi mua
Hãy quan sát màu sắc của thịt, vết cắt thịt và thử độ đàn hồi của thịt trước khi mua

Về độ đàn hồi, thịt tươi mới có độ đàn hồi cao. Khi lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt bị ôi, khi ấn tay vết lõm còn lâu, không trở lại bình thường ngay được, dính nhiều. Còn với thịt kém tươi: Khi ấn ngón tay, để lại vết lõm, sau đó trở về bình thường, dính.

Còn với thịt kém tươi và ôi sẽ có màu hơi thâm, thậm chí hơi đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Có mùi ôi, thịt độ đàn hồi không còn tốt, ấn thịt không còn thấy độ dính.

Với thịt tươi mới, vết cắt thịt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Với thịt kém tươi và ôi vết cắt thịt tối và hơi ướt.

Khi đem chế biến, như với món luộc, nước luộc thịt tươi sẽ cho ra nồi nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to. Ngược lại với Thịt kém tươi: Nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ. Còn thịt đã ôi nước sanh sẽ bị đục, vẩn, mùi vị hôi, hầu như không còn vết mỡ nữa.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, nhiều người dân lo lắng với các loại hóa chất trôi nổi làm tươi mới thịt. Thực ra với những loại thịt được ngâm hóa chất này, nó có thể làm mất đi màu đen, xỉn của thịt ôi nhưng sẽ không thể có lại những dấu hiệu đặc trưng của thịt tươi mới. Đó là độ đàn hồi của thịt. Vì thế, bà nội trợ quan sát kỹ bằng cảm quan, dùng tay thử miếng thịt hoàn toàn có thể phát hiện thịt còn tươi mới hay đã bị ôi, kém tươi.

Phát hiện thịt gia súc bệnh

Với thịt lợn gạo, do lợn nhiễm ấu trùng hoặc kén giun sán sẽ thấy trong thớ thịt lợn có kén giun, hình quả trám, chiều dài của kén nằm song song thớ thịt. Có khi thấy kén đã vôi hoá với biểu hiện là những đốm trắng như đầu ghim nằm trong thịt.
 
 Biểu hiện của thịt lợn gạo
 Biểu hiện của thịt lợn gạo

Thịt lợn nhiễm sán lại có những đặc thù riêng, bởi ấu trùng sán thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim.

Vì thế, khi mua lợn, có thể kiểm tra những bộ phận này, nếu thấy có những vệt màu trắng hình bầu dục, kén mầu đục to bằng hạt đậu tương thì không nên mua. Soi kỹ hơn sẽ thấy trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, mầu trắng, to bằng hạt vừng (nếu lấy hạt đó kẹp giữa hai phiến kính đã giỏ sẵn glycerin 1/3 - soi kính thấy vỏ đầu sán có 4 giác với 2 đầu móc nhỏ).

Lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.

Lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.

Lợn bị viêm gan: Thịt có mầu vàng.

Lợn đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

Còn với thịt bò, có thể phát hiện bò bị bệnh than bởi khi bò bị nhiễm bệnh này, phủ tạng bò bị xuất huyết, bầm đen, mềm nhũn. Máu bò đen, không đông hẳn, trong tim (tâm thất) có nhiều máu không đông, trên niêm mạc có những đốm máu đọng lại. Tổ chức liên kết dưới da có dịch mầu vàng. Lách bò sưng to gấp 2-6 lần bình thường, mầu đen, mềm nhũn.

Chọn rau quả an toàn

Rau quả có nhiều nước, có men, có các chất dinh dưỡng, là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển và men dễ hoạt động, do đó, rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng. Đồng thời, rau quả tươi hiện nay có nguy cơ rất cao tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản.

Vì thế, khi lựa chọn rau quả tươi cần chú ý chọn quả còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy sước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại qúa "mập", "phổng phao".

Chọn rau quả có màu sắc tự khiên, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh hoặc có mầu sắc bất thường.
 
Chọn trái cây, hãy chú ý tới núm quả, màu sắc quả.
Chọn trái cây, hãy chú ý tới núm quả, màu sắc quả.

Chú ý những loại rau quả còn dính hoá chất bảo vệ thực vật với biểu hiện trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả….có các vết lấm tấm hoặc vết trắng. Rau quả tồn dư nhiều hóa chất bảo vệ thực vật khi ngửi có mùi hắc, lạ.

Hiện nay, do một số quả được tẩm hóa chất bảo quản độc hại, giữ quả vỏ tươi hàng tháng nhưng khi bổ ra mới phát hiện bởi quả biến màu. Vì thế khi mua, ngoài nhìn cảm quan chung cần nhìn kỹ núm cuống. Không mua trái cây, quả mà núm quả đã bị thâm nhũn.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.