Phòng tránh cận thị tuổi học đường

Sự giảm sút thị lực thậm chí từ lứa tuổi nhà trẻ là một việc đáng lo ngại bởi cơ thể trẻ em ở tuổi học đường rất nhạy cảm với bất cứ sự tác động có hại nào.

Mức độ hoạt động của mắt trong quá trình học ở trường cần phải được chú ý đặc biệt. Trong trường học, hàng ngày và hàng năm các em học sinh đều phải nỗ lực học tập và đôi mắt thường phải chịu sự căng thẳng trực tiếp. Nếu không có kiến thức bảo vệ mắt sẽ làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Trong số những sự rối loạn thị lực ở học sinh thì chiếm tỷ lệ lớn nhất là chứng cận thị. Các chuyên gia đã phát hiện ra một quy luật chung là chứng cận thị phát triển tỷ lệ thuận theo lứa tuổi và số học sinh bị cận thị không ngừng tăng lên theo cừng cấp học. Hơn thế nữa con số học sinh bị cận thị càng gia tăng không chỉ về mức độ cận. Qua theo dõi của các nhà khoa học cho thấy thị lực tuổi học đường bị tổn thương nhiều nhất trong thời gian phát triển chiều cao và tuổi dậy thì theo đà phát triển của trẻ (bắt đầu từ tuổi 14-15, sau đó đến 16-17 tuổi). Theo số liệu chung thì chứng cận thị ở lứa tuổi trung học dao động ở giới hạn 2,3-13,8%, còn tuổi thành niên là 3,5%-32,2%.

Trẻ em thường không nhận thức được vấn đề mà người lớn thường quan tâm. Thí dụ như thích nhìn sát gần màn hình máy tính. Thậm chí các em còn không nghĩ đến sự cần thiết phải thay đổi vị trí của màn hình hoặc tránh cho màn hình bị ngược sáng. Ngoài ra, trẻ có thể để ý đến tác hại của việc giảm thị lực do chứng cận thị hoặc viễn thị, các em vẫn cho rằng tất cả mọi người cũng đều nhìn như chúng. Vậy cha mẹ hãy thường xuyên chú ý đến con mình nếu như chúng bắt đầu hay nheo mắt hoặc phàn nàn chuyện nhìn kém. Đây phải được xem như là những tín hiệu cần phải đi khám nhãn khoa. Để có thể kết luận chính xác những thay đổi về thị lực và chỉ định điều trị chuyên môn thì các em cần phải được theo dõi và chẩn đoán sớm.

Khi làm việc với máy tính ở tư thế không được thoải mái và hợp lý sẽ có những tác động không tốt đến thị lực của học sinh phổ thông. Trên bàn làm việc thường thì máy tính chỉ được đặt phù hợp với người lớn. Kết quả là trẻ em thường phải nhìn màn hình từ dưới lên trong khi góc nhìn xuống là 15 độ mới được coi là tự nhiên và thuận tiện hơn cả. Sự vô lý này có thể gây ra tác dụng phụ đối với các cơ ở mắt. Còn khi trẻ khó với tay đến bàn phím thì điều dễ hiểu là tại sao sau khi làm việc với máy tính thì mắt, tay, cổ và lưng của chúng thường bị đau. Nên hiểu rằng chất lượng của máy tính và chiếc bàn máy cũng là điều quan trọng. Những yếu tố này có thể được phản ánh không chỉ đối với thị lực mà còn đối với tình trạng sức khỏe chung của học sinh. Có thể là một chiếc máy tính tinh thể lỏng sẽ tốt hơn vì nó không gây ra tia điện từ có hại.

Những biện pháp phòng tránh cận thị học đường

Ở trường và ở nhà trẻ cần theo dõi chế độ làm việc của mắt, đặc biệt là những khi phải nhìn gần như đọc hoặc dùng máy tính v,v... Vì thế cứ sau khoảng 15 - 20 phút học, viết và đọc nên cho mắt được thư giãn (nhìn ra xa không quá 5 phút, cần nháy mắt thường xuyên hơn, làm các bài luyện tập đối với cơ mắt).

Khi đọc ở nhà, trẻ nhất thiết phải được ngồi ở chiếc bàn tiện lợi phù hợp với lứa tuổi, có ánh sáng tốt. Buổi tối ngoài ánh sáng chung thì chiếc đèn bàn cần được chiếu từ phía bên trái sang phải. Điều này cũng cần áp dụng cả khi trẻ dùng máy tính.

Đối với học sinh bậc tiểu học thì việc dùng máy tính không được quá 20 - 30 phút, với học sinh trung học có thể tăng đến 40 - 60 phút trong ngày.

Các em nên đi dạo ngoài không khí thoáng đãng ít nhất là 1 giờ vào ban ngày, phòng ở của trẻ cần thông thoáng thường xuyên.

Trong khẩu phần ăn của trẻ nên thường xuyên có các loại thực phẩm giàu vitamin A và E. Các loại rau quả đỏ, đặc biệt là cà rốt đều rất có lợi đối với thị lực. Để hấp thụ các vitamin được tốt hơn thì có thể kết hợp ăn rau với dầu thực vật, hoặc là dùng với sữa chua và váng sữa.

Nên đi khám nhãn khoa và kiểm tra thị lực mỗi năm một lần.

Theo Ngọc Bích



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.