Quy tắc chăm sóc sau sinh thường mẹ cần biết

Sau khi sinh, các mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4-6 giờ/lần, nếu không có thể gây chậm liền vết khâu tầng sinh môn, có nguy cơ làm vi trùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng.

Sau khi sinh, các mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4-6 giờ/lần, nếu không có thể gây chậm liền vết khâu tầng sinh môn, có nguy cơ làm vi trùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng.

Khi mang bầu, phụ nữ luôn phải trải qua mọi cảm giác ốm nghén, phù nề, tăng cân. Đặc biệt, thời gian vượt cạn luôn là nỗi lo lắng hàng đầu. Và, sinh thường luôn là lựa chọn và ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ sản khoa.

Bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà(Nguyên Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, hiện đang làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) tiếp tục đưa ra lời mách dành cho các mẹ chăm sóc sau sinh và chế độ dinh dưỡng.

Chăm sóc mẹ sau sinh thường

Bác sĩ Song Hà cho biết: “Ngay khi sinh, các mẹ có thể ăn uống lại bình thường. Mẹ cần được nằm đầu không kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ. Trong trường hợp mẹ có sử dụng giảm đau sản khoa như đẻ không đau thì có thể vận động trễ hơn khoảng 24 giờ. Hoặc mẹ có thể xoay trở mình, nghiêng phải nghiêng trái và vận động sớm sau 6 giờ”.

Bác sĩ cho biết thêm, sau 24 giờ sau sinh, mẹ cần được vệ sinh thân thể như tắm toàn thân bằng nước ấm sạch không quá 30 phút nhằm giúp cơ thể được vệ sinh tốt, tránh gây nhiễm trùng. Mẹ sau sinh có thể dùng máy sấy tóc sấy ấm phòng tắm trước khi bước vào tắm. Sau khi tắm xong, nên sử dụng chăn quấn giữ ấm cơ thể 1 lúc rồi bước ra khỏi phòng tắm.

“Sau sinh, sản dịch vẫn ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Vì vậy, các mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên và không nên để lâu quá 6 giờ, nếu không có thể gây chậm liền vết may tầng sinh môn, có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong  suốt 3 ngày  nằm viện, các mẹ sẽ được nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh vùng âm hộ và chăm sóc vết may tầng sinh môn”, bác sĩ đưa ra lời tư vấn giúp các mẹ.

Chăm sóc bầu vú

Ngoài việc vệ sinh, tắm rửa sau sinh, các mẹ cũng nên quan tâm chăm sóc đến bầu vú. “Thông thường vào ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ có hiện tượng cương sữa. Hai vú cương, cứng, đau và có thể kèm sốt nhẹ. Lúc này, các mẹ nên massage vú, nặn sữa, hoặc có thể dùng máy hút sữa. Nếu, vẫn còn khó chịu, mẹ có thể chườm mát, không nên chườm nóng. Mẹ có thể sử dụng khăn ướt để trong ngăn đá sau 10 phút, mang ra chườm trên bầu vú, giúp co mạch và làm giảm cương sữa”, bác sĩ Song Hà khuyến cáo.

Đối với những mẹ ít sữa hoặc không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước thì các mẹ phải ngủ đủ giấc, trung bình 8-9 giờ/ngày. Chính giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn. Đồng thời, chú ý khi bé bú mẹ, mẹ nên ngồi dậy bế con cho bú, cho bé bú hết sạch sữa một bên bầu vú này, rồi sau đó mới sang bên vú bên kia. Không nên cho trẻ bú lưng chừng bầu vú mẹ vẫn còn sữa mà chuyển sang bầu vú khác, điều đó sẽ làm hạn chế bài tiết sữa. Ngoài ra, các mẹ cần nhớ vệ sinh vú thường xuyên trước và sau khi có trẻ bú.

quy tac cham soc sau sinh thuong me can biet - 2

Các mẹ nên quan tâm chăm sóc đến bầu vú (ảnh minh họa)

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ sinh thường

Những ngày đầu sau sinh, vẫn đề dinh dưỡng cho sản phụ cần được đặc biệt chú ý. Bác sĩ Song Hà cho hay: “Sau khi sinh 2 giờ, các mẹ ăn uống như bình thường, không nên ăn kiêng. Cần bổ sung thức ăn giàu đạm và canxi, ăn trái cây, uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú và tránh táo bón. Nên ăn đa dạng các thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt, ray củ quả nấu chín và tránh ăn một số thức ăn dễ gây dị ứng như các loại hải sản. Tốt nhất, các mẹ phải ăn đa dạng thức ăn giúp cung cấp dồi dào lượng sữa cho trẻ bú”.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.