"Rát tai" vì tiểu đường nhưng ít người cũng nắm rõ dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh

Tuy rất sợ căn bệnh được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" nhưng đáng lo ngại là không phải ai cũng quan tâm đến dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

Tuy rất sợ căn bệnh được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng" nhưng đáng lo ngại là không phải ai cũng quan tâm đến dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.

Ngày nay, bệnh tiểu đường được gọi với cái tên là "sát thủ thầm lặng", vì thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng, để giúp chẩn đoán xác định.

Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, tức là lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tăng nguy cơ tổn thương thần kinh tim mạch.

Đáng lo ngại nhất là nhiều người thường bỏ qua, ít quan tâm đến dấu hiệu cảnh báo của bệnh vì dễ nhầm với các bệnh thông thường khác.

Do đó, nếu thấy có bất kỳ triệu trứng nào trong 10 dấu hiệu dưới đây, bạn hãy thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết.

1. Thường xuyên đi tiểu

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng đi tiểu thường xuyên có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu không phải do 2 nguyên nhân trên, bạn nên cẩn thận với bệnh tiểu đường.

Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều hơn.

2. Luôn khát nước

Rát tai vì tiểu đường nhưng ít người cũng nắm rõ dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh - Ảnh 1.

Triệu chứng này có liên quan với đi tiểu nhiều. Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước, làm cho bạn cảm thấy rất khát nước.

3. Đói cồn cào

Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Vì thế, cơ thể bắt buộc phải phản ứng để cảnh báo rằng đang rất cần năng lượng. Do đó, bạn luôn có những cơn đói cồn cào, khó chịu.

4. Khô miệng

Khi bạn bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể thường không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần, dẫn đến khô miệng.

Những thay đổi về da tạo thuận lợi cho vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và răng.

5. Mệt mỏi

Rát tai vì tiểu đường nhưng ít người cũng nắm rõ dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh - Ảnh 2.

Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.

Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng.

Điều này khiến bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy đói, mệt mỏi và khó chịu, mệt mỏi càng tăng khi phải đi tiểu đêm.

6. Nhìn mờ

Mắt là một trong những bộ phận trong cơ thể bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường. Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Do đó bạn có cảm giác nhìn mờ.

7. Nhiễm trùng

Vi khuẩn, virus, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao, và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp.

Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

8. Chân hoặc bàn chân bị đau, tê

Các biểu hiện này do bệnh đái đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm.

Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn, và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

9. Giảm hoặc tăng cân không rõ lý do

Rát tai vì tiểu đường nhưng ít người cũng nắm rõ dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh - Ảnh 3.

Khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cần ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.

10. Lâu lành vết thương

Một điều đáng chú ý là vết thương chậm liền sẹo. Do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương, vết sẹo, cắt trên cơ thể.

Kết luận:

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng và cần thiết là bạn nên có chế độ ăn, lối sống lành mạnh, đặc biệt là đái tháo đường type 2.

Tức là, bạn phải tránh rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tránh các chất béo bão hòa, chất ngọt và thực phẩm chế biến sẵn, vận động hàng ngày…

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết nếu đang ở độ tuổi hơn 45, có dấu hiệu khó chịu ở bụng, người yếu, hay khát nước, đi tiểu nhiều, thở nhanh hơn bình thường, hơi thở có mùi như chất tẩy sơn móng tay.

Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh…

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.