Rung lắc có thể làm trẻ bị tổn thương não vĩnh viễn

Hội chứng trẻ bị lắc là dạng nặng của chấn thương đầu và não gây ra bởi việc rung lắc mạnh ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Hộichứng trẻ bị lắc là dạng nặng của chấn thương đầu và não gây ra bởi việc runglắc mạnh ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

Bế xốc trẻ trong tư thế đứng và không giữ cốđịnh cổ, để cổ di chuyển theo hướng trước sau có thể dẫn đến hội chứng runglắc ở trẻ. Hoặc, khi bế trẻ mà rung lắc mạnh với cường độ cao hoặc dừng hayva chạm đột ngột. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới hai tuổi, nhưngcũng có thể xảy ra ở trẻ năm tuổi. 

Rung lắc có thể làm trẻ bị tổn thương não vĩnh viễn

Ảnh minh họa

Trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn và nặngkhoảng 1/4 so với toàn bộ cơ thể. Trong đầu trẻ có những khoảng trống giữanão và xương sọ cho phép não tiếp tục phát triển. Não của trẻ mềm, màng nãomỏng. Các cơ và dây chằng vùng cổ còn yếu và chưa phát triển nên trẻ chưathể chịu đựng được sức nặng của đầu. Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻocủa trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyền lực tới não và gây ra sự vađập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu não. Cáctĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng rất mỏng manh và dễ rách,  nên dễgây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới mạng nhện, tăngáp lực nội sọ.

Theo TS-BS Nguyễn Công Nghĩa, BV Phụ sản HàNội, rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não. Nhiều tổn thương xảyra ngay sau khi trẻ chỉ bị rung lắc khoảng năm giây. Những tổn thương này cóthể là vĩnh viễn nhưng không thể thấy được từ bên ngoài. Nhiều trường hợptổn thương trong não nhẹ rất khó phát hiện. Có tổn thương biểu hiện ở mắt,do chảy máu võng mạc, có thể gây nên giảm thị lực hoặc mù. Các chấn thươngkhác có thể gặp ở cổ, cột sống hoặc xương sườn.

Những tổn thương lâu dài bao gồm chậm pháttriển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổnthương kỹ năng định hướng và nhận thức, cũng có thể dẫn đến tử vong. Nhiềutổn thương lâu dài chỉ được phát hiện khi trẻ đã lớn, trên sáu tuổi.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ phải chú ý nhữngthay đổi ở trẻ như: trẻ bị kích thích mạnh, thay đổi hành vi thông thường,không tiếp xúc; đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê mệt, trương lực cơ giảm; da xanhtái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán; ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lýdo rõ ràng; khó thở, ngừng thở hoặc co giật; những dấu hiệu chấn thương cổ(sưng nề, cứng cổ, ngoẹo về một bên, khó quay).

Khi có những bất thường nêu trên, phụ huynhđừng cố đưa trẻ đến bệnh viện bằng các phương tiện thông thường mà hãy gọicấp cứu (115). Đừng bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm với hy vọng làm trẻtỉnh lại. Lúc này không nên cho trẻ ăn. Nếu trẻ ngừng thở, hãy hô hấp nhântạo trước khi có cấp cứu hỗ trợ. Nếu trẻ nôn và không có nghi ngờ chấnthương cổ, hãy xoay đầu trẻ nhẹ nhàng về một phía để tránh sặc và ngưng thở.Nếu có nghi ngờ chấn thương cổ, tránh xoay trở trẻ và bảo vệ cẩn thận vùngcổ.

Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp là khiđứa trẻ khóc liên tục, không dỗ được khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc nỗ lựclàm cho đứa trẻ ngừng khóc hoặc những người này trong tình trạng bực bội,mất kiên nhẫn và kiểm soát. Những nỗ lực này được thể hiện bằng cách runglắc trẻ với cường độ cao hoặc có hành vi mạnh tay hơn với trẻ. Hiện tượngnày khá phổ biến, không cố ý và không hề chủ tâm gây nguy hiểm cho trẻ.

BS Nghĩa khuyến cáo, người lớn đừng bao giờlắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ. Khi di chuyển trẻ, phải giữ cổ ở tưthế tương đối cố định. Một đứa trẻ khóc trong hai - ba giờ là chuyện có thểxảy ra, cha mẹ hay người chăm sóc phải tìm hiểu nguyên nhân thay vì cố runglắc cho trẻ nín. Hãy xem các dấu hiệu bất thường khác về cách trẻ thở, nhiệtđộ cơ thể. Nếu không có bất kỳ điều gì đặc biệt, bạn có thể yên tâm là đôikhi đứa trẻ khóc không có nguyên nhân và khóc cũng không gây nguy hiểm gìcho trẻ. Khi bạn cảm thấy hết cách và trở nên khó chịu, hãy để đứa trẻ mộtmình an toàn trong cũi, bỏ ra ngoài và quay lại kiểm tra mỗi 5 – 10phút/lần.

Theo Hương Cát
Phụ nữ Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.