Rụng tóc sau khi mắc Covid-19 có nguy hiểm?

Sau khi mắc Covid-19, tóc tôi bị rụng khá nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và tôi nên làm gì để cải thiện?

Câu hỏi: Sau khi mắc Covid-19, tóc tôi bị rụng khá nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và tôi nên làm gì để cải thiện?

Trả lời

Khoa Truyền thông Sức khỏe, Đại học Utah, Mỹ

Sau khi nhiễm nCoV, nhiều bệnh nhân có thể bị rụng từng mảng tóc. Hiện tượng này còn được gọi là telogen effluvium.

Khoảng 90% sợi tóc trên da đầu của chúng ta đang trong giai đoạn tăng trưởng (anagen). 10% còn lại trong giai đoạn nghỉ ngơi (telogen). Các anagen thường tồn tại trong khoảng 3 năm, sau đó, tóc chuyển sang telegen từ 2 đến 6 tháng. Vào cuối thời kỳ telogen, các sợi tóc sẽ rụng khỏi nang lông và dần được thay thế bởi sợi tóc anagen mới. Sau đó, chu kỳ tăng trưởng tiếp tục.

Trung bình mỗi ngày chúng ta có thể rụng 100-150 sợi tóc. Song, khi ai đó trải qua sự kiện căng thẳng như mắc Covid-19, cơ thể tăng thời gian chuyển đổi anagen sang telogen nhanh hơn bình thường.

Các nguyên nhân khác có thể gây rụng tóc như nhiễm virus, nhập viện, phẫu thuật, sinh con, uống thuốc nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp, bước vào thời kỳ mãn kinh, căng thẳng cảm xúc… Với người mắc Covid-19, hiện tượng rụng tóc xảy ra do họ vừa trải qua đợt căng thẳng, sốt đáng kể vì mắc bệnh.

Phần lớn hiện tượng telogen effluvium sẽ chấm dứt sau 3-6 tháng, khi những sợi tóc bổ sung được chuyển sớm thành telogen đã rụng. Theo bác sĩ da liễu, chuyên gia về rụng tóc Powell Perng, bệnh nhân Covid-19 không cần quá lo lắng về hiện tượng này bởi nó không ảnh hưởng nang tóc. Tóc có thể tạm thời bị mỏng đi, nhưng các nang tóc vẫn tồn tại và sẽ mọc lại.

Ngay cả khi hiện tượng rụng tóc hậu Covid-19 chấm dứt, chúng ta có thể thấy mái tóc không còn dày như trước. Song, điều này là do tóc mọc lại khá chậm, trung bình khoảng một cm/tháng. Do đó, nếu người nào tóc dài ngang vai, họ có thể mất hơn 2 năm để tóc mới mọc lại như cũ và dày hơn.

Dưới 10% bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều kéo dài hơn 6 tháng hoặc thậm chí vài năm. Hiện tượng này vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân. Nếu người bệnh gặp phải tình trạng như vậy nên tới khám hậu Covid-19 để có được lời khuyên chính xác nhất.

Dù vậy, bác sĩ Perng trấn an ngay cả khi bị rụng tóc mạn tính, người bệnh cũng sẽ không mất toàn bộ mái tóc vì tỷ lệ telogen không bao giờ vượt quá 50%.

Lời khuyên của bác sĩ là chúng ta cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, tăng cường tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng ta nên chăm sóc gội, sấy tóc nhẹ nhàng, hạn chế dùng các loại hóa chất tác động lên tóc.

Người bị rụng tóc nên bổ sung thêm các vi lượng, chất chống oxy hóa, kháng viêm tốt cho nang tóc như sắt, kẽm, vitamin nhóm 3B, biotin (vitamin H), B5… qua đường uống hoặc bôi trực tiếp lên da đầu.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/rung-toc-sau-khi-mac-covid-19-co-nguy-hiem-post1307320.html

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.