Sán lá phổi dễ bị nhầm với lao

Bệnh sán lá phổi không lây trực tiếp từ người này sang người khác như lao. Bệnh này là do ăn phải ấu trùng sán lá phổi trong cua hay tôm, chủ yếu là cua đá (cua suối). Tuy nhiên, sán không chỉ có ở phổi mà nhiều bộ phận khác cũng có thể có sán ký sinh như phúc mạc, gan, tinh hoàn, não...

Ăn cua, ốc nấu chưa chín dễbị nhiễm bệnh sán lá phổi, nhất là loại cua sống ở vùng suối miền núi phíaBắc nước ta.

Khi mắc sán lá phổi, triệuchứng đầu tiên của người bệnh là ho kéo dài, từng đợt; ho ra máu, thường honhiều vào sáng sớm hoặc tràn dịch màng phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thườngcó cơn động kinh, ở gan thì gây áp-xe gan.

Mắc bệnh do ăn phải ấutrùng

Do các triệu chứng lâmsàng rất giống với bệnh lao nên người bệnh thường đi khám chuyên khoalao trước khi đến với chuyên khoa ký sinh trùng. Vì vậy, hầu hết bệnhnhân sán lá phổi đều được chẩn đoán là lao và điều trị thuốc lao hằngnăm, thậm chí hàng chục năm và có bệnh nhân ở thị xã Hà Giang bị ho ramáu và được chẩn đoán và điều trị lao trong suốt 30 năm.

Khoảng 500 bệnh nhân sánlá phổi chúng tôi đã gặp tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc đều được cơ sở ytế các cấp từ tuyến xã đến Trung ương chẩn đoán là lao. Một số trườnghợp chẩn đoán nhầm u phổi, xử lý cắt thùy phổi thì hậu quả còn nặng nềhơn, trong khi đó nếu là sán lá phổi thì không cần phẫu thuật. 

Sán lá phổi dễ bị nhầm với lao

Một bệnh nhi ở Tuyên Quang mổ cắt thùy phổi có 2 sán lá phổi (Ảnh NLĐ)

Bệnh sán lá phổi khônglây trực tiếp từ người này sang người khác như lao. Bệnh này là do ănphải ấu trùng sán lá phổi trong cua hay tôm, chủ yếu là cua đá (cua suối).Tuy nhiên, sán không chỉ có ở phổi mà nhiều bộ phận khác cũng có thể cósán ký sinh như phúc mạc, gan, tinh hoàn, não...

Cần chẩn đoán chínhxác

Muốn chẩn đoán xác địnhsán lá phổi cần xét nghiệm đờm, dịch màng phổi hoặc phân tìm trứng sán.Một điều khó khăn tương tự như với lao, đó là tỉ lệ tìm thấy trứng sánlá phổi trong đờm chỉ đạt 30%-40% số bệnh nhân bị sán lá phổi.

Nhưng thuận lợi hơn làliệu trình điều trị sán lá phổi chỉ 2 ngày, trong khi liệu trình điềutrị lao tới 3-6 tháng và thuốc lao có độc tính cao hơn nhiều so vớithuốc sán lá phổi.

Người ta còn chẩn đoándựa vào hình ảnh X-quang hoặc thử các phản ứng miễn dịch để vừa chẩnđoán vừa tiên lượng bệnh. Mặc dù vậy, với tổn thương ở phổi, nhiều kỹthuật viên X-quang không phân biệt được giữa sán lá phổi và lao hay u.

Có bệnh nhân nữ 13 tuổi,ở Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, tới một bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán uphổi, chỉ định mổ cắt lá phổi có u. bố bệnh nhi tìm gặp chúng tôi xinđược tư vấn, chúng tôi xác định sán lá phổi và điều trị khỏi, thoát đượccuộc phẫu thuật.

Tháng 6-2009, một bệnhnhi 8 tuổi ở tỉnh Tuyên Quang lại không được may mắn như vậy nên phảiphẫu thuật cắt bỏ thùy phổi chứa 2 con sán lá phổi trong khối u.

Trường hợp chỉ tràn dịchmàng phổi mà không ho ra máu thì việc chẩn đoán có khó khăn hơn. Ví dụbệnh nhân Tòng Văn Ph., ở xã Chiềng Bằng, huyện Thuận Châu - Sơn La, bịtràn dịch màng phổi, được chẩn đoán là lao và được điều trị lao kết hợpchọc dịch hằng tuần, mỗi lần chọc được hàng lít dịch, suốt 8 năm liêntục, làm cho lồng ngực biến dạng, méo mó. Khi được Bệnh viện Bạch Maimời hội chẩn, chúng tôi đã xác định bệnh nhân bị sán lá phổi (có trứngsán trong dịch màng phổi) và điều trị khỏi sau 2 ngày.

Tại một xã miền núi vùngsâu tỉnh Yên Bái, trong cùng một tháng giữa năm 2001 có 2 cháu bé, 8 và12 tuổi, tử vong do ho ra máu. Trong đó,   một cháu đã từng đi bệnh việnlớn điều trị nhưng không khỏi và gia đình còn chị và em cùng có triệuchứng ho ra máu như vậy. Chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Phòng chốngsốt rét tỉnh Yên Bái xác định nguyên nhân gây tử vong của các cháu nàylà bệnh sán lá phổi.

Đáng lưu ý, những bệnhnhân sán lá phổi được phát hiện hầu hết ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưLai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang...

Theo NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.