Say tàu xe – không “đơn giản” như bạn nghĩ

Với những người mắc chứng say tàu xe, nghĩ đến cảnh lên ô tô đã sợ.

 Với những người mắc chứng say tàu xe, nghĩ đến cảnh lên ô tô đã sợ. Tuy nhiên, do nhu cầu đi lại, đặc biệt là vào dịp đi lễ, du xuân đầu năm nên không ít người vẫn phải “nhắm mắt” bước lên xe...,để rồi sau đó say ngất ngư, nôn ọe đến khổ.

Say xe – chuyện tưởng đơn giản

Chị Nguyễn Hồng Thu (37 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) không thể quên được lần đi thăm quan với lớp phổ thông vào năm chị học lớp 7. Hồi đó, trường chị tổ chức đi Bích Động (ở Ninh Bình). Chị hăm hở cùng các bạn bước lên xe ô tô. Nhưng hỡi ôi, xe chưa chuyển bánh, chị đã thấy chếnh choáng, tròng chành... Thời gian ngồi xe từ Hà Nội về Ninh Bình với chị khi ấy như cực hình. Đến nơi, vừa xuống xe, chưa hết cảm giác say thì mọi người lại hò nhau lên thuyền để đi thăm Tam Cốc - Bích Động. Nhìn thấy bến thuyền chị đã say, đành mượn tạm cái chiếu của người dân ở gần bến ngồi... chờ đoàn. Hóa ra không chỉ mình chị say, xung quanh cũng có rất nhiều người mệt lử vì ô tô, không thể đi tiếp.


Sau bận đó, chị Thu bị ám ảnh, thành thử ra mỗi khi trường, lớp, tổ chức đi thăm quan, dù rất muốn chị đều không thể tham dự. Sau này, đi làm, mỗi khi cơ quan tổ chức du xuân đầu năm, chị cũng đành vắng mặt. Nhưng có những dịp không thể tránh được như: đi công tác, đi du lịch, nghỉ mát, đi đám cưới..., chị đành bấm bụng lên ô tô để rồi sau đó, sự mệt mỏi kéo dài cả vài ngày sau đó.

Bà Phạm Thị Xuyên (60 tuổi, ở Hà Nam) cũng là một điển hình của người mắc chứng say tàu xe. Chưa cần đi ô tô, chỉ cần nghĩ đến cái ô tô là bà đã... say. Ngày mai lên ô tô đi lễ thì từ chiều nay, bà đã... nôn nao trong người, phải lên giường nằm. Con cháu cứ cười bà vì cái sự “giàu trí tưởng tượng”. Còn bà, luôn cảm thấy buồn phiền vì nếu như không bị say xe, bà có thể đi được nhiều nơi. Nhìn mấy bà bạn trong Hội người cao tuổi, cứ có đợt nào đi lễ ở đâu, xa hay gần... đều tham gia hết mà bà thèm. Cũng có đôi ba lần bà đi lễ cùng Hội người cao tuổi địa phương, đi Yên Tử, Chùa Hương, chùa Phật Tích, nhưng từ lúc lên xe bà đều nôn thốc nôn tháo, thậm chí phải nằm bẹp mấy ngày sau khi đi về khiến bà sợ hãi không còn muốn đi đâu nữa.

Nhưng…..

Chị Hồng Thu và bà Xuyên cũng như nhiều người khác thường xuyên bị say tàu xe nên lầm tưởng chứng say tàu xe là chuyện đơn giản nhưng thực ra đây chính là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý liên quan đến tiền đình và tuần hoàn máu não.

Lời khuyên phòng chống say xe hiệu quả của chuyên gia

Theo Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Chu Quốc Trường, tình trạng say tàu xe là do giảm tính thích ứng và tăng mẫn cảm của tiền đình ốc tai trước những kích thích bất thường, không có quy tắc với cơ thể về vị trí, vận tốc và phương hướng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do giảm lưu lượng tuần hoàn máu não nói chung và do tiền đình ốc tai nói riêng.


PGS.TS Chu Quốc Trường khẳng định, say tàu xe có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuối tác, nhưng thường xuất hiện ở những người sẵn bị thiểu năng tuần hoàn não, bình thường hay đau nặng đầu, hoa mắt chóng mặt, ngủ kém, trí nhớ có biểu hiện giảm sút. Những người được coi là khỏe mạnh cũng có thể bị say tàu xe nếu trước các chuyến đi bị mất ngủ, quá mệt mỏi hay trong trạng thái quá no hoặc quá đói, trong tâm trạng bực bội hoặc khi đi ngồi nơi nhiều mùi xăng, khói thuốc, mùi hôi khó chịu....
Để tránh và giảm nhẹ trạng thái say tàu xe, theo PGS.TS Chu Quốc Trường, chúng ta cần chủ động dự phòng, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn máu não, giảm khả năng thích ứng của tiền đình ốc tai. Trước chuyến đi không nên để no quá hoặc đói quá, cần ngủ đủ giấc. Lưu ý khi ngồi trên tàu xe nên ngồi phía trước, hướng cùng chiều xe chạy, không đọc sách báo và nên nhìn vào các điểm ở xa ít chuyển động, có thể ngậm một vài lát gừng tươi. Cùng với đó, chúng ta nên thường xuyên sử dụng các chế phẩm từ các dược liệu sạch, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não, tăng khả năng thích ứng, giảm mẫn cảm của tiền đình ốc tai để khắc phục tình trạng say tàu xe.
 
Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.