Sốt xuất huyết tăng chóng mặt, 2 ca tử vong

Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng, có ca tử vong và sẽ phát triển mạnh vào mùa mưa nhưng ý thức của người dân về phòng bệnh còn rất thấp,

Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng, có ca tử vong và sẽ phát triển mạnh vào mùa mưa nhưng ý thức của người dân về phòng bệnh còn rất thấp, thậm chí bất hợp tác với nhân viên y tế. Đó là khó khăn được nhấn mạnh trong buổi gặp báo chí nhân sự kiện "Hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết cấp quốc gia lần 5" tại TP.HCM chiều ngày 12/6.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Hưng, PGĐ Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2015 đến hết tháng 5, toàn TP có 4149 ca sốt xuất huyết nhập viện, 2 ca tử vong, tăng 27% so với cùng kỳ 2014.

Sở dĩ có sự gia tăng về số lượng người bị nhiễm sốt xuất huyết do đuôi dịch từ năm 2014 kéo dài sang. Năm 2014, TP cũng có 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Theo PGS – TS Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hằng năm cả nước có từ 50 ngàn – 100 ngàn ca sốt xuất huyết. Từ đầu năm tới nay Việt Nam ghi nhận hơn 10 ngàn ca sốt xuất huyết nhưng dự tính số người nhiễm bệnh sẽ còn tăng mạnh vào mùa mưa.

Số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm tới nay tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam như: TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai…( những địa phương có biến đổi đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, nhà trọ...).

Sở dĩ không thể dứt điểm được dịch do bệnh chưa có vắc – xin. Sự hợp tác của người dân cũng chưa cao trong công tác phòng, chống.

Ngành y tế khuyến cáo người dân diệt lăng quăng phòng/chống sốt xuất huyết. Ảnh: Thanh Huyền.
 
 
PGS – TS Phan Trọng Lân, Viện Trưởng Viện Pasteur TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết là căn bệnh của thế kỷ 21. Bệnh đang lưu hành trên 128 quốc gia với 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Mỗi năm, toàn thế giới có hơn 300 triệu người bị sốt xuất huyết, đặc biệt 75% gánh nặng bệnh rơi vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Khác với muỗi truyền bệnh sốt rét, viêm não, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ đẻ ở bể chứa nước sạch như giếng khơi, bình bông, nước mưa đọng.

Do đó, bác sĩ Lân lưu ý người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Hãy thường xuyên thay nước bình bông, loại bỏ các vật liệu phế thải...

Theo VietNamNet




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.