Sự thật về rượu "ông uống bà khen"

Quan niệm lâu nay của khá nhiều người dân là ăn gì thì bổ nấy. Nhưng thực tế có không ít ca cấp cứu vì các “bài thuốc bổ” truyền miệng này. Thậm chí có người tử vong khi chưa kịp tới bệnh viện.

Quan niệm lâu nay của khánhiều người dân là ăn gì thì bổ nấy. Nhưng thực tế có không ít ca cấp cứu vìcác “bài thuốc bổ” truyền miệng này. Thậm chí có người tử vong khi chưa kịptới bệnh viện.

Để có “sức mạnh”, nhiều quýông không quản ngại bỏ công sức và tiền của săn lùng bằng được bình rượungâm các loại động vật quý hiếm như tay hổ, tay gấu, cao hổ, cao gấu, bìmbịp, cao ngựa, nhung hươu … Nhưng sự thật có đúng như những gì họ kỳ vọng?

Ăn gì bổ nấy - phi khoa học

Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khẳngđịnh quan niệm “ăn gì, uống gì bổ nấy” là quan niệm hoàn toàn sai lầm, phikhoa học. Chưa có một nghiên cứu khoa học tổng thể chứng minh rượu ngâm cácloại động vật quý hiếm như hổ, gấu…lại có tác dụng bổ thận tráng dương.

Tiến sĩ  Duệ cho biết, việc sử dụng thịt, bộ phận sống của các động vật quýhiếm ngâm rượu sẽ không có gì bảo đảm là tốt cho sức khỏe bởi thịt sống sẽbị phân hủy vào trong rượu, uống rất mất vệ sinh. Mỗi năm có khoảng 10 - 15ca ngộ độc rượu (rượu ngâm thuốc bắc, thuốc nam) vào cấp cứu và điều trị tạiTrung tâm Chống độc. Bệnh nhân nhẹ thì mất kiểm soát, dẫn tới rối loạn hànhvi. Nặng hơn thì bị hôn mê sâu, trụy mạch với nhiều biến chứng nguy hiểm nhưhạ đường máu, nhiễm toan, rối loạn nước điện giải, viêm gan, viêm thận thậmchí tử vong.

Sự thật về rượu "ông uống bà khen"

Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc ở Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Khánh Linh)

Theo thầy thuốc nhân dânNguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, trong các bài thuốc bổ thậntráng dương của Đông y không có các vị từ gấu hoặc hổ. Trong Đông y có ngũvị, ngũ sắc, ngũ thể, các chất sau khi ăn sẽ biến hóa thành ngũ vị, đi vàocác cơ quan trong cơ thể. Ví dụ chất có vị chua sẽ đi vào gan, mặn đi vàothận, ngọt đi vào tỳ, đắng đi vào tâm, cay đi vào phế. Chính vì thế, quanđiểm ăn gì bổ nấy hoàn toàn sai. Ví dụ gan lợn không có vị chua nên không đivào gan, dù người dân có ăn gan động vật nhiều đến mấy cũng không có tácdụng bổ gan.

“Rất nhiều người đang hiểu sai hoặc cường điệu hóa để đánh lừa người dân vềtác dụng của các loài rượu ngâm động vật quý hiếm nhằm trục lợi bản thân.Trong sách y văn, chân gấu, chân hổ có tác dụng bồi bổ cơ thể chung chungchứ không phải như một loại thần dược khiến người ta có thể hồi xuân, cườngtráng khỏe mạnh. Các loại cao từ hổ, gấu, ngựa chỉ có tác dụng trừ phongthấp, đau gân cốt chứ không có tác dụng bổ thận tráng dương”, bác sĩ Hướngnói.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cảnhbáo, hầu hết người dân không tuân thủ đúng quy trình nấu cao hoặc bào chếđộng vật để ngâm rượu. Tay gấu, tay hổ, bìm bìp … khi ngâm rượu để cả lôngsẽ rất mất vệ sinh, người uống có thể bị tiêu chảy. Người uống rượu ngâmnhung hươu không được cạo sạch lông có nguy cơ bị viêm ruột.

Đáng lo ngại hơn, việc bàochế các loại cao không đúng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Theo Đông y, việcnấu cao hổ phải trải qua nhiều giai đoạn rất công phu nhưng  hiện nay các cơsở chế biến rượu ngâm tư nhân chỉ đập dập xương hổ rồi bỏ vào ninh, bỏ quacông đoạn sao tẩm. Do đó, người uống càng thêm mệt mỏi, thậm chí nguy cơ bịngộ độc rất cao.

Các bác sĩ cho biết, hiện có rất nhiều người sử dụng rượu thuốc ngâm cácloài động vật quý hiếm để chiêu đãi bạn bè và họ thả sức uống. Điều này rấtđáng lo ngại, bởi loại rượu này chỉ được uống với liều lượng rất ít, nếuuống tràn lan cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Theo bác sĩ Hướng, mỗingày chỉ nên uống các loại rượu ngâm tối đa là 20 ml, uống vào buổi tối làtốt nhất. Không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng vì lúc này, đàn ông thườngdương khí vượng, nếu uống vào sẽ khiến dương khí bị tản, lặp lại nhiều lầnsẽ làm cho người chóng già, sinh bệnh.  

Những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… khôngđược uống rượu ngâm, kể cả rượu ngâm các loài động vật quý hiếm.

Theo Mai Hương
Sự thật về rượu "ông uống bà khen"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.