Sữa mẹ: đừng tưởng không có độc tố!

Sữa mẹ ngày nay cũng chứa một lượng hóa chất công nghiệp độc hại và lượng chất đó có thể truyền từ mẹ sang con

Sữa mẹ ngày nay cũng chứa một lượng hóa chất công nghiệp độc hại và lượng chất đó có thể truyền từ mẹ sang con – theo nghiên cứu gần nhất của Đại học Havard (Mỹ)

Sữa mẹ có thể truyền hóa chất độc hại từ mẹ sang con?

Mới đây, theo nghiên cứu của các chuyên gia từ trường Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Havard (Boston, Mỹ), một loạt các loại hóa chất công nghiệp liên quan đến chức năng miễn dịch và bệnh ung thư dồn tích trong cơ thể trẻ sơ sinh với hàm lượng 20%-30% hàng tháng đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.

 Sữa mẹ: đừng tưởng không có độc tố! - 1

Nghiên cứu của Đại học Havard cho thấy nồng độ hóa chất PFAS trong bé bú sữa mẹ một phần, nửa bú mẹ nửa bú bình hoặc vừa mới cai sữa mẹ ít hơn so với bé bú mẹ hoàn toàn. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ càng lâu thì càng có nguy cơ bị truyền các chất PFAS (perfluorinated alkylate substances) - một loại hóa chất công nghiệp phổ biến dùng để sản phẩm có tính không thấm nước, dầu mỡ và vết bẩn – từ mẹ sang. PFAS được tìm thấy khá nhiều ở các vật dụng trong gia đình như chảo chống dính, quần áo mưa,...Chất này đã được chứng minh có gây ra ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch và sinh sản, thậm chí có thể gây ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi nồng độ của 5 loại chất PFAS trong máu của 81 em bé ở Faroe Islands. Kết quả cho thấy cứ mỗi tháng, nồng độ này lại tăng thêm 20-%30% đối với những em bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Với những em bé bú sữa mẹ một phần, nửa bú mẹ nửa bú bình hoặc vừa mới cai sữa mẹ, nồng độ này lại ít hơn. Điều này làm các nhà nghiên cứu đặt ra nghi vấn: sữa mẹ là nguồn gốc chính của việc PFAS tăng cao trong cơ thể trẻ sơ sinh.

Ý kiến phản bác

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phản bác về nghiên cứu này. Nhiều người cho rằng quy mô của cuộc nghiên cứu quá nhỏ để có thể đưa ra kết luận chính xác.

Philippe Grandjean, trợ giảng của Khoa Sức khỏe môi trường, Đại học Havard cho biết: “ Sẽ là rất vô lí nếu ngăn cản nuôi con bằng sữa mẹ nhưng việc hóa chất truyền từ sữa mẹ sang trẻ đặt ra vấn đề đáng lo ngại.”

 Sữa mẹ: đừng tưởng không có độc tố! - 2

Các bà mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng , tiếp xúc với những vật dụng chứa hóa chất PFAS độc hại như chảo chống dính, máy hút bụi, áo mưa,... (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia khuyến cáo: Sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng các bà mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng , tiếp xúc với những vật dụng chứa hóa chất PFAS độc hại như chảo chống dính, máy hút bụi, áo mưa,...

Tổ chức Y tế thế giới WHO khẳng định: “Lợi ích của sữa mẹ vượt xa những nguy cơ tiềm ẩn về chất độc hại có trong đó. Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.”

Cách giảm độc tố trong sữa mẹ

Một số cách để giảm thiểu tối đa lượng độc tố đi vào cơ thể mẹ, nhiễm vào sữa mẹ và dẫn truyền sang con:

- Tránh xa các hoạt động kiên quan đến hóa chất độc hại như: sơn móng tay, nhuộm tóc, phun thuốc sâu, sơn tường, đổ xăng, ...

- Không hút thuốc và uống đồ uống có cồn

- Giảm lượng hấp thụ thịt nuôi công công nghiệp

- Tăng cường ăn rau quả, trái cây

 Sữa mẹ: đừng tưởng không có độc tố! - 3

Sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều quan trọng là mẹ cần biết cách để giảm thiểu tối đa độc tố đi vào cơ thể làm ảnh hưởng chất lượng sữa. (ảnh minh họa)

- Rửa rau quả dưới vòi nước nhiều lần và nhớ gọt vỏ trước khi ăn, chế biến

- Tránh ăn cá nuôi hay đánh bắt ở những khu vực nguồn nước bị ô nhiễm

- Tránh ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm,...

Theo Khampha



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.