Táo mèo: Vừa ngon miệng lại vừa giảm cân

Táo mèo cũng là sơn tra

Một đặc sản màkhách du lịch Sa Pa thường mang về làm quà là táo mèo, được giới thiệu có tácdụng bổ dưỡng cơ thể, giúp người sau bệnh ăn uống ngon miệng, đồng thời lại cótác dụng giảm cân, giảm mỡ máu.

Táomèo cũng là sơn tra

Táo mèo làtên người H’Mông gọi quả sơn tra (Fructus Crataegi) thu hái từ một số cây thuộcchi sơn tra (Crataegus), họ hoa hồng (Rosaceae). Chi sơn tra có khoảng 280 loài,phân bố ở nhiều quốc gia: Nga, Ba Lan, Hungary, Ðức, Anh, Thuỵ Sĩ, Pháp, TrungQuốc, Hàn quốc, Nhật bản, Việt Nam… trong đó, quả của cây C. pinnatifida, C.monogyna , C. oxycantha và C. laevigata được sử dụng nhiều nhất.

Tuỳ theoquốc gia mà cách phát âm tên vị thuốc khác biệt ít nhiều. Chẳng hạn, người châuÂu gọi sơn tra là Hawthorn, người Trung quốc gọi là Shanzha, người Nhật bản gọilà Sanzashi, người Hàn Quốc gọi là Sansaja… Ở Việt Nam, cây sơn tra mọc tự nhiênvà trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… trên các dãy núi cao1.500 – 2.000m. Tiếng dân tộc H’Mông gọi sơn tra là Tu di, tức táo mèo.

Táo mèo: Vừa ngon miệng lại vừa giảm cân

Giúpăn uống ngon miệng

Theo y họccổ truyền, sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộcnhóm thuốc tiêu thực hoá tích, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và pepsindịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiềuthịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu… Đây chính là tác dụng giúp ăn uống ngonmiệng của vị thuốc này.

Thực nghiệminvivo cho thấy dịch chiết sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli, trựctrùng lị, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh. Khi sao đen (sơn tra thán)có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm kíchthích thành ruột, giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyênnhân khác nhau.

Hạ mỡmáu, kháng khuẩn, bảo vệ gan

Nghiên cứuhiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn độngmạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường côngnăng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, chống co thắt, ức chế quá trình ngưng tậptiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòngngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, lị trực khuẩn cấp, viêm ruột cấp,tiêu chảy do nhiễm giun sán, viêm cầu thận cấp và mạn tính, hậu sản, ứ trệ gâyđau bụng…

Các nhà yhọc Trung Quốc đã dùng viên Sơn Tra Giáng Mỡ (mỗi viên chứa 0,06g bột chiết sơntra) điều trị rối loạn lipit máu với liều uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần haiviên, liệu trình bốn tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol và triglyceridhuyết thanh giảm với tỷ lệ 76% và 88%.

Người châuÂu đã sử dụng sơn tra để làm thuốc từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đếnthập niên 70 của thế kỷ trước, vai trò của sơn tra trong việc tăng cường chứcnăng tuần hoàn, giảm mỡ máu, giãn mạch, điều hoà huyết áp đã được chứng minh.Chiết xuất sơn tra có mặt trong hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như:Crataegutt, Eurython, Esbericard, Cratamed...

Chấtnào trong táo mèo bảo vệ tim mạch?

Theo TSDharmananda (giám đốc viện Y học cổ truyền, Portland, Oregon) các tác dụng sinhhọc của sơn tra có liên quan đến bốn nhóm hợp chất chủ yếu: các flavonoid(hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexinrhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechinpolymers), các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), các axit hữucơ (citric, tartaric, ascorbic), các phenolic đơn giản (chlorogenic axit,caffeic axit).

Cácflavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãnmạch vành, giảm xơ vữa động mạch. Sơn tra còn cho tác dụng tốt trong các trườnghợp nghẽn mạch máu tim. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – việncây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất sơn tra có đặc tính chống nghẽnmạch rõ rệt; cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol,triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen…

Nhiều thửnghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tim của chiết xuất sơn tra:tăng cường tuần hoàn tim và não bộ trong các trường hợp nghẽn mạch, đau thắtngực, tăng huyết áp, chậm nhịp tim. Các amin trong sơn tra có tác dụng tăngcường hoạt động cơ tim, nên vị thuốc này khá hiệu quả với các trường hợp suy tim(được chỉ định cho suy tim độ 1 và 2, đau thắt ngực, chậm nhịp tim).

Tóm lại, sơntra không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hoá, mà còn có khả năng phòngchống các rối loạn chuyển hoá lipid, giảm mỡ máu, điều hoà hoạt động tim mạch.Tuy nhiên, nếu đang điều trị bệnh tim mạch, người dùng cần tham khảo ý kiến bácsĩ điều trị trước khi sử dụng sơn tra.

Theo PGS.TS.DS Nguyễn Phương Dung
Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.