Tập thể dục thời ô nhiễm

Tập luyện thể dục thể thao hay hoạt động thể lực đều đặn, hợp lý sẽ giúp nângcao sức khỏe, niềm vui tinh thần, kéo dài tuổi thọ và hạn chế nguy cơ bị cácbệnh lý tim mạch, đái tháo đường, béo phì, loãng xương cũng như các rối loạnchuyển hóa khác.

Tập luyện thể dục thể thao hay hoạtđộng thể lực đều đặn, hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe, niềm vui tinh thần,kéo dài tuổi thọ và hạn chế nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường,béo phì, loãng xương cũng như các rối loạn chuyển hóa khác.

>>

Ngoài trời đang ô nhiễm

Hàng ngày, chúng ta thường thấy các hoạtđộng thể dục thể thao diễn ra xung quanh, từ các cụ già đi bộ, tập dưỡngsinh; thanh niên đánh cầu lông, chạy bộ trong công viên, trên lề đường… từtờ mờ sáng hoặc sẩm tối; hay các nam thanh nữ tú tập thể hình, yoga trongcác câu lạc bộ, phòng tập sau giờ làm việc… Tất cả đều nhằm vận động thể lựcnâng cao sức khỏe bằng môn thể thao yêu thích trong điều kiện môi trường,thời gian và thể lực phù hợp với cá nhân mình.

Tập thể dục thời ô nhiễm

Tập luyện thể dục thể thao hay hoạt động thể lực đều đặn, hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe, niềm vui tinh thần, kéo dài tuổi thọ

Lợi ích của hoạt động thể lực ngoài trờicó thể kể đến như: người tập luyện hòa hợp với thiên nhiên, hít thở khôngkhí trong lành, tăng khả năng thích nghi với các khác biệt và thay đổi phongphú về địa hình và hoàn cảnh, giúp tập luyện cả về tinh thần lẫn thể chất,làm giảm stress, hấp thụ vitamin D tự nhiên giúp xương chắc khỏe, giảm béophì …

Tuy nhiên hiện nay, tình trạng ô nhiễmkhông khí ở TPHCM đang ở mức đáng lo ngại. Ô nhiễm đến từ nhiều nguồn: khíthải công nghiệp, giao thông và sinh hoạt.

Trong hội thảo môi trường mới đây về môitrường TPHCM, các nhà khoa học khẳng định: 90% các loại khí gây ô nhiễmkhông khí thành phố hiện nay là do phương tiện giao thông gây ra, nhất là xegắn máy. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dành cho khu vực ven đường và khudân cư kế cận, bao gồm cả các khu căn hộ cao cấp như New Pearl, Sai GonPearl, Vista, Estella,… hầu hết trung bình đến kém.

Hít vào, coi chừng chất độc

Tất cả các hoạt động thể lực của cơ thểgắn liền với hoạt động hô hấp, đặc biệt là nhịp thở. Mức hoạt động thể lựccàng cao, nhịp thở càng tăng để hấp thu không khí. Ở người đàn ông khỏe mạnhkhi hoạt động nặng, số lần thở trong một giờ sẽ bằng trong bảy giờ lúcnghỉ ngơi. Ở trẻ em từ 6-13 tuổi hoạt động nặng, số lần hít vào sẽ gấp nămlần lúc ngồi nghỉ.

Tập thể dục thời ô nhiễm

Tất cả các hoạt động thể lực của cơ thể gắn liền với hoạt động hô hấp, đặc biệt là nhịp thở

Khối lượng chất ô nhiễm hít vô phụ thuộcvào mức độ hoạt động thể lực, nhịp thở, kiểu thở và nồng độ chất ô nhiễm vàotừng thời điểm và môi trường. Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịpthở và thay đổi kiểu thở từ qua mũi sang bằng miệng, cơ chế lọc chất ô nhiễmcủa mũi sẽ mất tác dụng. Trẻ em sẽ hít nhiều chất ô nhiễm hơn người lớn gấpnăm lần khi vận động nặng do nhịp thở tăng nhiều hơn.

Khi chạy, tần suất hít vào sẽ tăng gấp hailần khi đi bộ, do đó khối lượng chất ô nhiễm cũng sẽ vào hít vào gấp đôi.Người không khỏe mạnh hoặc người lớn tuổi sẽ phải hít thở nhiều hơn ngườikhỏe bình thường khi cùng một mức vận động, nên sẽ dễ bị hít không khí ônhiễm nhiều hơn.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học trên thếgiới chứng minh rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ngườilớn và trẻ em. Chúng làm giảm chức năng phổi, gây viêm phế quản cấp và mạn,gây hen cấp tính, tăng số lần nhập cấp cứu bệnh viện vì bệnh lý hô hấp vàtim mạch, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, đột quị và caohuyết áp.

Tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với ônhiễm không khí sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa, gây suy giảm chức năng phổivà làm giảm tuổi thọ. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn tác động xấu đến phụnữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người đang mang bệnh...

Ô nhiễm môi trường không khí làm ảnh hưởngkhá nhiều đến các hoạt động thể lực ngoài trời vốn được coi là phương thứctìm sức khỏe phổ biến và nhiều ưu điểm của chúng ta. Vậy liệu môi trường tậpluyện trong nhà có phải là tối ưu?

Theo nhiều nghiên cứu về môi trường sứckhỏe thể dục thể thao tại Mỹ và Canada, không khí trong nhà cũng bị ô nhiễmkhông kém ngoài trời nếu công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường không được chútrọng.

Tại môi trường trong nhà thông khí với bênngoài, tỷ lệ các chất ô nhiễm cũng cao gần bằng môi trường bên ngoài, đặcbiệt nhà ở ven đường, khu công nghiệp. Trong nhà kín có máy điều hòa, ônhiễm đến từ các hạt bụi kích thước nhỏ, các loại nấm mốc, ô-xit Nitơ (NO2)và ô-xít các-bon (CO) từ bếp nấu gas, khói thuốc, ô-zôn từ các vật dụng chạyđiện và máy lạnh, và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Tập để khỏe

Tập thể dục thời ô nhiễm

 Tránh tập luyện thể thao tại các nơi ô nhiễm không khí cao như ven đường giao thông nhộn nhịp trong thời gian cao điểm của khói bụi

Đối với những người yêu thích hoạt độngthể thao để nâng cao sức khỏe, chúng ta vẫn có thể hạn chế các tác động xấucủa môi trường đến sức khỏe khi thực hiện các lời khuyên sau đây.

1. Có ý thức và hiểu biết về ô nhiễm môitrường và tác hại của các chất ô nhiễm đến sức khỏe. Tránh tập luyện thểthao tại các nơi ô nhiễm không khí cao như ven đường giao thông nhộn nhịptrong thời gian cao điểm của khói bụi (8-19 giờ), các khu sản xuất côngnghiệp.

2. Lý tưởng, nên luyện tập tại những nơicó nhiều cây xanh, sông, hồ nước trong sạch như công viên, khu bảo tồn thiênnhiên hoặc khu dân cư yên tĩnh, môi trường trong lành.

3. Thời gian tập luyện ngoài trời tốt nhấtlà trước 7 giờ sáng và sau 8 giờ tối. Đây là thời điểm nồng độ chất ô nhiễmxuống thấp nhất và nhiệt độ môi trường cũng giảm.

4. Khi chỉ có thể tập luyện được vào thờigian khác trong ngày, nên tránh những giờ cao điểm giao thông, chú ý lắngnghe cơ thể khi có những triệu chứng cảnh báo như: ho, đau thắt ngực, khòkhè, đau khi hít sâu, khó thở và mau mệt… để ngưng tập luyện và đến khám bácsĩ, giảm thời lượng và cường độ tập luyện, tăng các khoảng nghỉ ngơi và uốngnước đầy đủ khi môi trường nóng và ẩm.

5. Nếu sống ở những nơi ô nhiễm cao hoặckhông có điều kiện tập luyện ngoài trời, bạn có thể luyện tập môi trườngtrong nhà. Nhưng phải nhớ rằng trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm, cần phải vệsinh máy móc, máy điều hòa không khí, hút bụi thảm, tiêu diệt nấm mốc, tránhkhói thuốc lá…

6. Những người lớn, trẻ em có bệnh timmạch, bệnh về đường hô nhạy cảm với ô nhiễm không khí, đều cần phải được cácbác sĩ tư vấn chọn chế độ tập luyện ngoài trời hay trong nhà phù hợp nhất .

Theo BS.Nguyễn Trọng Anh
Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.