"Tẩy" nước bể bơi bằng Clohydric: Tiềm ẩn bệnh ngoài da

Việc sử dụng Clohydric để xử lý nước trong bể bơi là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại các bể bơi

Việc sử dụng Clohydric để xử lý nước trong bể bơi là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại các bể bơi. Tuy nhiên, nếu chỉ xử lý mà không lọc thì nước bể bơi vẫn còn chứa nhiều mầm bệnh.

Bể bơi Cầu Giấy được xử lý bằng Clohydric
Bể bơi Cầu Giấy được xử lý bằng Clohydric
 
Nguy hại từ hóa chất Clo trong nước

 

Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội lan truyền một clip được quay lại quá trình xử lý nước bể bơi bằng hóa chất tại Quận Cầu Giấy (Hà Nội). Theo chủ nhân của clip, sau khi nhân viên của bể bơi đổ  rắc một loại bột xuống nước và chỉ sau 30 phút, bể bơi từ màu xanh rêu, bẩn thỉu trở nên trong vắt.

 

Thông tin trên đã gây lo lắng cho rất nhiều người vốn coi môn bơi là sở thích trong dịp hè nắng nóng. Nhiều ý kiến đã bày tỏ sự lo ngại về chất lượng nước tại các hồ bơi và kêu gọi nên làm rõ việc này.

 

Trả lời thắc mắc của báo pháp luật Việt Nam, ông Trần Huy Cương, Giám đốc Trung tâm thể dục thể thao quận Cầu Giấy cho biết, việc dùng hóa chất để làm sạch nước của bể bơi là phương pháp được phía Trung tâm vận dụng mấy năm nay. Phương pháp này tiết kiệm rất nhiều so với việc thay nước và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bơi.

 

Còn ông Ngô Trung Chính, Giám đốc công ty CP Công nghệ bể bơi, người trực tiếp giám sát phương pháp này cũng cho biết, loại hợp chất đó là Clohydric. Công ty ông Chính đã sử dụng cho nhiều bể bơi tại Hà Nội và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người bơi.

 

Tuy nhiên, với những phát biểu của các đơn vị liên quan, nhiều người vẫn tỏ ra dè dặt và lo ngại khi  sử dụng hồ bơi để giải nhiệt và rèn luyện sức khỏe.

 

Đề cập đến vấn đề này, chuyên gia sinh học PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết,  phương pháp dùng Clohydric để xử lý nước được dùng ở hầu hết tất cả các bể bơi, nhưng phải đúng với quy trình và công thức đã quy định, bên cạnh đó bắt buộc phải lọc nước bể bơi thường xuyên thì mới đảm bảo vệ sinh cho người bơi.

 

Bể bơi được xử lý bằng Clohydric nước trong chưa chắc đã sạch
Bể bơi được xử lý bằng Clohydric nước trong chưa chắc đã sạch

 

“Việc sử dụng Clohydric để xử lý nước trong bể bơi là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại các bể bơi. Vì một ngày có hàng trăm lượt khách tắm cùng một bể bơi, nên sẽ có rất nhiều chất bẩn ở trong đó, ví dụ như những người mang mầm bệnh ghẻ, hắc lào hay tiểu vào bể bơi,… do đó mà chất Clohydric có thể khử được những chất bẩn này”, ông Thịnh cho biết.

 

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, chỉ áp dụng biện pháp làm sạch như thế là không đủ. “Việc dùng Clohydric để xử lý nước trong bể bơi cần phải đúng phương pháp và tỷ lệ quy định. Nhưng không chỉ dùng hóa chất này để xử lý nước mà bắt buộc các bể bơi phải có một hệ thống lọc nước, tức là sau mỗi ngày nước bể bơi sẽ được lọc lại để xử lý các chất bẩn và các chất hóa học dư thừa có trong nước.

 

Cũng không thể sử dụng nước qua năm này đến năm khác, rồi sau đó dùng Clohydric để xử lý được. Vì như thế nước sẽ không đảm bảo về mặt vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bơi. Các bể bơi phải thay nước thường xuyên cho bể bơi, bên cạnh việc sử dụng hóa chất Clohydric để xử lý thì phải lọc nước cho bể để loại bỏ hết những chất bẩn tồn tại trong bể bơi”, ông nói.

 

Được biết, giới hạn cho phép các chất hóa học có trong nước của bể bơi như sau: Độ PH từ 6,0 – 8,5mg/l; Amoni/amonium 3mg/l; Sắt 0, 5mg/l; Clorua 300mg/l; Florua 1,5mg/l; Asen 0,01mg/l; Clo dư 0,3-0,5mg/l.

 

Theo bác sỹ Vũ Hồng Nga (Viện da liễu Hà Nội), những bệnh thường gặp do nước bể bơi không đảm bảo tiêu chuẩn đó là kích ứng mắt, da do pha trộn hóa chất làm sạch nước không đảm bảo. bên cạnh đó, nước bể bơi còn tiềm ẩn nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào thậm chí là những bệnh được sinh ra từ nguồn nước “bẩn”.

 

Theo Chất lượng Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.