Thai dị tật, lựa chọn nghiệt ngã

Giữ hay bỏ thai dị tật là một quyết định hết sức riêng tư của cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Giữ hay bỏ thai dị tật là mộtquyết định hết sức riêng tư của cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Chúng ta,những người ngoài cuộc, đừng vội lên án người bỏ thai là lạnh lùng, vô cảm haykết tội người giữ lại thai là mù quáng, thiếu kiến thức. Hãy tôn trọng quyếtđịnh của họ.

Có nhiều phương tiện quan sátthai từ rất sớm, khả năng của bác sĩ siêu âm cũng ngày càng nâng cao, nhiều xétnghiệm có khả năng khảo sát dị tật thai; người dân cũng thông hiểu, theo dõi sứckhoẻ thai thường xuyên hơn… Những điều này đã giúp chẩn đoán tình trạng dị tậtthai từ rất sớm, trong 3 – 5 tháng đầu.

Siêu âm không phải mắt thần

Máy siêu âm, phương tiện được xemrất hiệu quả trong chẩn đoán dị tật thai, thật ra cũng chỉ chính xác đến 70 –80% và không phải mắt thần có thể thấy được mọi dị tật trên thai. Có những nộitạng của thai nhi khá nhỏ không thể nào nhìn thấy qua siêu âm. Đã từng có trườnghợp em bé có dị dạng thuộc loại không có nhãn cầu chỉ phát hiện sau sinh. Dịdạng này dĩ nhiên vượt qua tầm rà soát của siêu âm.

Thai dị tật, lựa chọn nghiệt ngã

Ảnh minh họa

Bất thường thai do nhiễm rubellatrong ba tháng đầu tập trung trên tim, mắt, tai. Và tuy có ảnh hưởng nặng nề đếnthị lực lẫn thính lực, thì siêu âm cũng sẽ chào thua, không nhận ra. Có nhữngbất thường hình thành muộn trong những tháng cuối mới phát hiện ra, đó cũng làlý do tại sao khám thai và siêu âm rất thường nhưng lại không phát hiện được.Ngoài ra, những bất thường về chức năng hoạt động của một số cơ quan trong cơthể cũng không dễ phát hiện.

Hiệu quả các xét nghiệm khác

Xét nghiệm sàng lọc: hiệnlàm nhiều tại các thành phố lớn là sàng lọc xem thai có hội chứng down không.Xét nghiệm này chỉ cho biết thai có nhiều hay ít nguy cơ bị bệnh. Khi xét nghiệmdương tính có nghĩa nhiều nguy cơ và ngược lại. Thường kết quả sẽ cho ra mộtphân số, ví dụ 1/150 có nghĩa là khả năng bệnh là 1 trong 150 trường hợp hay1/50 nghĩa là khả năng bệnh 1 trong 50 trường hợp. Hiểu nôm na, nếu bà bầu cóchỉ số 1/50, nghĩa là nếu tìm được 50 bà bầu giống y như bà bầu hiện tại thì 1trong 50 bà này sẽ sinh con bệnh down, nhưng không biết chính xác là bà bầu nàotrong số này.

Sau xét nghiệm sàng lọc, không aiđược quyền chẩn đoán thai nhi có bệnh, chỉ là kết luận có ít hay nhiều khả năngbệnh down. Việc cần làm kế tiếp là xét nghiệm chẩn đoán để xem có hay không cóbệnh. Độ chính xác của các xét nghiệm sàng lọc đang dùng tại Việt Nam vào khoảngtừ 70 đến hơn 80%, tuỳ loại.

Xét nghiệm chẩn đoán: vớithai nhi nghi ngờ bệnh down là phải lấy nước ối để xem bộ nhiễm sắc thể. Xétnghiệm này là chẩn đoán cuối cùng, không những cho biết trẻ có bệnh down khôngmà còn biết thêm được các nhiễm sắc thể còn lại có bình thường không (nếu bệnhdown, nhiễm sắc thể thứ 21 có ba thay vì hai chiếc).

Đến đây sẽ có người thắc mắc, tạisao không làm xét nghiệm chẩn đoán ngay từ đầu mà phải qua sàng lọc chi cho tốnkém này nọ? Xét nghiệm ối, trước hết khá đắt tiền, và không phải ai cũng có khảnăng thực hiện. Việc lấy ối có thể gây sẩy thai (dù thai bình thường), tuy cókhả năng rất thấp 1/300 – 1/500. Việc làm xét nghiệm ối hàng loạt sẽ gây lãngphí cho xã hội và gia đình, cũng như gia tăng khả năng thai sẩy một cách đángtiếc. Hơn nữa, thai bệnh down, hay các bệnh lý thai do bất thường nhiễm sắc thể,nằm trong khoảng vài phần trăm trong các thai kỳ, trong đó hơn phân nửa sẽ tự bịsẩy trong những tháng đầu tiên.

Đừng vội lên án người mẹ

Sau khi có kết luận phát hiện códị tật thai, nhiệm vụ của người bác sĩ theo dõi thai là thông báo cho thai phụvà người nhà về tình hình dị tật, giải đáp những thắc mắc của thai phụ quanhtình trạng dị tật như: nguyên nhân, khả năng sống của thai trong bụng mẹ và khira đời, khả năng chữa trị của y tế với dị tật thai, mức độ tàn tật hay khiếmkhuyết của trẻ trong đời sống sau này…

Công việc này được xem là khánặng nề, có khi phải nhờ đến các bác sĩ nhi trong các chuyên khoa liên quan dịtật thai, để mục đích cuối cùng là giúp thai phụ và người nhà hiểu thật rõ tìnhtrạng của em bé, hiểu rõ mình được gì, mất gì trong cả hai quyết định bỏ thaihay giữ thai. Bác sĩ hay chuyên viên y tế khi nói chuyện về dị tật thai khônghướng thai phụ vào quyết định bỏ hay giữ thai, mà đây là quyết định của chínhthai phụ và gia đình, sau khi đã hiểu rõ tình trạng con mình, cân nhắc tâm tưtình cảm, hoàn cảnh của bản thân.

Cũng giống như một cuộc chơi, khiquyết định theo hướng nào, cũng có một cái giá nhất định phải trả. Có khác chănglà với cuộc chơi, khi chơi thất bại ta có thể chơi lại và dư vị cũng không lâudài; còn quyết định giữ hay bỏ thai dị tật là quyết định “hạ thủ bất hoàn”, theohướng nào cũng để lại sự áy náy, hối hận hay dằn vặt cho thai phụ và gia đình.Có lẽ, tốt nhất chúng ta, những người chung quanh thai phụ và gia đình họ, cóchuyên môn hay không có chuyên môn, nên giúp cho họ có nhiều thông tin chính xácvề nhiều mặt (xã hội, sức khoẻ, tâm lý…) để họ có thể ra quyết định hợp lý nhất,thay vì đứng đó lên án hay kết tội họ.

Không dễ để bác sĩ nói sự thật

Có trong nghề mới thấy được niềm áy náy của người phải đỡ sanh những đứa bé bất thường. Thay vì hân hoan chúc mừng bà mẹ với tiếng khóc chào đời của đứa con khoẻ mạnh thì phải loay hoay tìm cách nói sao cho bà mẹ đỡ tổn thương nhất, đôi khi còn phải tìm cách che giấu để thông báo sau, tránh cú sốc tâm lý cho những bà mẹ vừa mất sức khá nhiều sau ca sanh khó khăn.

Có làm nhiệm vụ thông báo tình hình dị tật thai cho các bà mẹ, mới thấy được những chuyển biến tâm lý, sự đau khổ trăn trở của các thai phụ và gia đình, thấy được khá nhiều hoàn cảnh thương tâm, đôi khi thấy cả sự bất lực của khoa học – chỉ giải thích và giải quyết được số nhỏ trường hợp, thấy cả sự mong manh yếu đuối của con người trước bà mẹ thiên nhiên. Và với các chuyên viên y tế, những điều đó đôi khi còn là sự ám ảnh, lo sợ khi đối diện với thai kỳ của bản thân và người nhà.

Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.