Thai phụ bị viêm gan B, con không được chủng ngừa bệnh

Có bầu, biết mình bị viêm gan B nên trước khi sinh chị Tố Uyên (Thái Nguyên) đã báo với bác sĩ để bé được tiêm văcxin ngay khi chào đời. Thế nhưng, sau đó chị ngỡ ngàng khi biết con không hề được chủng ngừa.

Có bầu, biết mình bị viêm ganB nên trước khi sinh chị Tố Uyên (Thái Nguyên) đã báo với bác sĩ để bé đượctiêm văcxin ngay khi chào đời. Thế nhưng, sau đó chị ngỡ ngàng khi biết conkhông hề được chủng ngừa.

Biết mình nhiễm viêm gan Bkhi mới mang thai được một tháng, chị Uyên rất hoang mang, lo sợ lây bệnhcho con. Vì vậy, chị quyết định sinh con tại bệnh viện của thành phố cho yêntâm. Vào viện, chị đã nhiều lần nói với bác sĩ bệnh của mình để mong bác sĩtiêm phòng cho bé càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, mẹ tròn con vuôngxong, chị mới biết bé không được chủng ngừa. Phải đợi một tháng sau bé nhàchị mới được chích ngừa. Thời gian đó, lúc nào chị Uyên cũng ở trong tâmtrạng phập phồng lo lắng, đi xét nghiệm máu thường xuyên để xem con có bịnhiễm viêm gan B không.

Thai phụ bị viêm gan B, con không được chủng ngừa bệnh

Ảnh minh họa (ảnh internet)

"Rất may là con tôi nayđược gần một tuổi rồi và không bị bệnh. Thế nhưng tôi vẫn bức xúc vì rõ ràngmẹ bị bệnh, thế mà bé lại không được tiêm văcxin ngừa lây. Không biết cònbao nhiêu trẻ khác có nguy cơ mắc bệnh mà lại không được chủng", chịUyên chia sẻ.

Thực tế có nhiều trẻ sinh rakhông được tiêm văcxin viêm gan B, dù thai phụ bị nhiễm virus. Số trẻ ở TháiNguyên được tiêm văc xin ngừa bệnh này ngay sau sinh trong 3 tháng đầu năm2011 chỉ đạt 2,1%.

Các chuyên gia khuyến cáo,đây không chỉ là thực trạng của riêng tỉnh Thái Nguyên mà trên cả nước. Tỷlệ trẻ được tiêm văcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh đang giảm mộtcách báo động.

Năm 2006, tỷ lệ tiêm chủngvăcxin này trên cả nước đạt hơn 90%. Thế nhưng trong năm 2007, con số nàygiảm xuống 64%, đến năm 2008 thì chỉ còn 25%. Năm 2009, tỷ lệ có tăng lênđược 40%, nhưng trong 5 tháng đầu năm nay lại xuống rất thấp. Miền Bắc chỉcòn 13%, miền Nam 18%. Đến 42 tỉnh, thành không đạt được tỷ lệ 10%. Thậmchí, Cao Bằng, Yên Bái không có bé nào được tiêm ngừa.

Lý giải điều này, phó giáo sưNguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng cho biết, năm2007, sau khi xảy ra các trường hợp tai biến nặng tử vong sau tiêm, tâm lýcác bà mẹ và cán bộ y tế đã có những ảnh hưởng. Nhiều người sợ không muốncho con đi tiêm. Cán bộ y tế cũng e ngại, lo sợ phản ứng nặng xảy ra. Cũngvì thế, có hiện tượng chống chỉ định rộng, do dự không muốn tiêm văcxin liềusơ sinh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới,văcxin viêm gan B là một trong những văcxin an toàn, không có chống chỉđịnh, trẻ sinh non, sinh thiếu cân... cũng có thể tiêm được. Theo ước tính,tỷ lệ tai biến sau tiêm là 1-2 trong một triệu liều, rất thấp trong khi cácloại văcxin khác tỷ lệ có thể lên tới 2-5 trên triệu liều. Cần phải hiểurằng, văcxin cũng như các dược phẩm khác không phải tuyệt đối an toàn vàhiệu quả. Vẫn có một tỷ lệ dù rất nhỏ, có thể mắc bệnh và phản ứng sau tiêm.

Theo phó giáo sư Hiển, tiêmvăcxin viêm gan B có thể gây phản ứng thông thường như đau tại chỗ (3-9%),sốt trên 37,7 độ C và sốc phản vệ nhưng chỉ khoảng 1/600.000 liều.

Hiện Việt Nam vẫn là vùng cótỷ lệ người mang virus viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Tiêm văcxin viêmgan B trong 24 giờ đầu sau khi sinh, thậm chí cả khi mẹ bị nhiễm virus, sẽphòng được khoảng 85% nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ sơ sinh. Trong khi nếu mẹ cóvirus viêm gan B, thì 90% trẻ sinh ra sẽ bị lây. Nhiễm virus viêm gan B cóthể dẫn đến xơ gan và ung thư gan sau đó. Khi đó, việc điều trị không chỉtốn kém, lâu dài mà cũng rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

Kết quả đánh giá về nguyênnhân các phản ứng nặng sau tiêm ở Việt Nam trong những năm vừa qua của Hộiđồng khoa học Bộ y tế cũng cho thấy không phải do văcxin và tiêm chủng. Vìthế, cha mẹ nên yên tâm và cho con đi tiêm đầy đủ. Điều này giúp trẻ phònglây nhiễm viêm gan B từ mẹ và sớm được phòng lây bệnh này từ người thân, bạncùng trang lứa...

Theo Phương Trang
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.