Thai phụ dễ bị... rối loạn tâm thần

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng.

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng.
 
Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khoẻ và sự thanh thản trí óc.

Bình thường việc tăng tiết quá độ nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt. Việc người mẹ mang thai, mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống đơn thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái càng khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi.
 
Nếu người phụ nữ bị stress cấp thì có biểu hiện bất động, sau đó giảm sút trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, có khi hoảng loạn, kích động, khó tập trung, cảm xúc bị giảm sút... Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.


Nếu stress xảy ra ở 3 tháng cuối thường có nguy cơ sinh con nhẹ ký. Dễ có nguy cơ cao thai ngoài tử cung, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.

Rối loạn trầm cảm thường liên quan đến các tai biến như sảy thai, chảy máu trong thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao và gia tăng nguy cơ sinh mổ. Bệnh nhân mắc chứng chán ăn vô độ dễ có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần, thai nhẹ ký và nguy cơ cao về đái tháo đường.
 
Bị rối loạn hoảng loạn có nguy cơ cao về chuyển dạ sớm và sinh non, đa ối, thiếu máu. Nếu thai phụ mắc bệnh tâm thần phân liệt kèm các bệnh mạn tính sẽ làm bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ ký, hoặc khiếm khuyết về tim mạch.

Ba tháng đầu tránh dùng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thai phụ cần được nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý và liệu pháp gia đình. Dùng thuốc điều trị rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thai nhi.
 
Bị bệnh tâm thần phải ngừng thuốc ít nhất 1 tháng trước thời điểm có thể thụ thai. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời kỳ quan trọng nhất liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong bào thai.

Trong thời gian mang thai và sau sinh, nếu người phụ nữ có rối loạn nhẹ, chồng và người thân cần quan tâm, động viên để họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
 
Thai phụ nên nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng. Nếu có các rối loạn tâm thần nặng cần đưa thai phụ đến khám tại cơ sở chuyên khoa tâm thần để được theo dõi, trị liệu. Sau sinh nên chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có sự theo dõi, giúp đỡ của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần, tâm lý trị liệu.

Theo Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.