Thịt đỏ "kích hoạt" ung thư như thế nào?

Cơ thể chúng ta coi thịt đỏ như “những kẻ xâm lược lạ mặt” và phát động hệ miễn dịch chống lại chúng.

Cơ thể chúng ta coi thịt đỏ như “những kẻ xâm lược lạ mặt” và phát động hệ miễn dịch chống lại chúng.

Từ hàng chục năm qua thịt đỏ đã bị xem là có “dính dáng” với ung thư, với những nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều thịt lợn, thịt bò hoặc thịt cừu làm tăng nguy cơ bị những khối u chết người.

Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra được “thủ phạm” của vấn đề nêu trên: cơ thể coi thịt đỏ là những tác nhân ngoại lai và “khởi động” đáp ứng miễn dịch độc hại để chống trả.

Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao nhiều loại động vật có vú khác có thể ăn một lượng lớn thịt đỏ mà không bị hậu quả gì đối với sức khỏe?

Bằng những thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học trường Đại học California đã phát hiện ra rằng thịt lợn, thịt bò và thịt cừu chứa một loại đường được sản sinh tự nhiên ở những động vật ăn thịt khác, nhưng không có ở người, có tên Neu5Gc.

Thịt đỏ "kích hoạt" ung thư như thế nào? 1

Do đó, ở những động vật ăn thịt khác, hệ miễn dịch không có phản ứng gì vì loại đường này vốn đã có sẵn trong cơ thể.

Trong khi đó ở người, cơ thể sẽ kích hoạt đáp ứng miễn dịch chống lại loại đường “lạ” này, tạo ra những kháng thể gây viêm và cuối cùng là dẫn đến ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này như một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng 22% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Nghiên cứu năm 2005 cho thấy những người thường xuyên ăn 160g thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ ung thư ruột tăng 1/3. Một nghiên cứu khác đã gợi ý rằng một chất sắc tố trong thịt đỏ có thể gây tổn thương ADN của tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.

Do đó, dù thịt đỏ là nguồn protein, vitamin và muối khoáng tốt, nhưng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ không tốt cho sức khỏe lâu dài.

Các chuyên gia khuyên không nên ăn quá 70g mỗi ngày, tương đương với 3 lát giăm bông, một dẻ sườn cừu hay 2 lát bít tết mỗi ngày.

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.