- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Thủ phạm" giấu mặt khiến nhiều cặp đôi vô sinh, sẩy thai liên tiếp
Thứ sáu, 26/08/2016 09:16
Bất thường trong sinh sản thường được nhắc tới trường hợp sẩy thai liên tiếp, vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc có con nhưng sinh ra đều bị di tật…
Bất thường trong sinh sản thường được nhắc tới trường hợp sẩy thai liên
tiếp, vô sinh không rõ nguyên nhân hoặc có con nhưng sinh ra đều bị di
tật… Sàng lọc trước sinh sẽ giúp bạn hạn chế gặp phải những tình huống
đau lòng trên.
>> Bị những bệnh này chỉ cần dùng hoa thiên lý hiệu quả hơn thuốc tây
Nỗi đau, sự bất lực không giữ được con
Cưới
nhau được gần 1 năm chị P.T.H (Ba Đình, Hà Nội) vui mừng đón đứa con
đầu lòng. Khi thai được 11 tuần chị được bác sĩ cho biết không có tim
thai và chị buộc phải bỏ đứa con đầu lòng. Lần thứ 2 chị H. bị chậm kinh
5 ngày, chẩn đoán có thai thì gặp hiện tượng chảy máu vùng kín.
Dù chị H đã nằm treo chân bất trên giường nhưng cuối cùng chị cũng
không giữ được thai. Sau 2 lần mang thai nhưng cả 2 lần chị đều không có
được làm mẹ, vợ chồng chị H. được bác sĩ chỉ định đi làm xét nghiệm di
truyền. Kết quả sau khi xét nhiệm cho thấy chị H. có bất thường ở nhiễm
sắc thể thứ 19.
“Sẩy thai liên tiếp
ở phụ nữ khi đã loại trừ nguyên nhân cơ học, nội tiết… thì cần phải xem
xét tới yếu tố di truyền. Cơ thể con người có 46 nhiễm sắc thể được
chia làm 23 cặp, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và cặp số 23 là
nhiễm sắc thể giới tính. Trường hợp phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp nhiều
lần có liên quan tới đột biến nhiễm sắc thể thứ 19 (karyotype) của bố
hoặc mẹ. Khi bố/mẹ có những bất thường ở nhiễm sắc thể thứ 19 và di
truyền cho con thì có thể khiến cho thai bị chết lưu sớm từ những tuần
đầu tiên. Trong trường hợp giữ được thai thì đứa trẻ cũng dễ bị mắc bệnh
Down”, PGS.TS, BS Phan Thị Hoan, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay.


Theo PGS.TS, BS Phan Thị Hoan, trường
hợp phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp nhiều lần có liên quan tới đột biến
nhiễm sắc thể thứ 19 (karyotype) của bố, mẹ. (Ảnh: T. Long)
Những đột biến về nhiễm sắc thể không chỉ gây sảy thai liên tiếp mà nó còn gây ra tình trạng vô sinh hay dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, khiến cho nhiều gia đình tan rã và thêm gánh nặng chăm sóc cho gia đình và xã hội.
Trước
đây bác sĩ Phan Thị Hoan cũng đã từng tiếp nhận một bệnh nhân vô sinh
quê ở Thái Bình. Bệnh nhân này đã tự điều trị vô sinh 15 năm mà không có
kết quả. Khi được chỉ định đi làm xét nghiệm di truyền, bác sĩ phát
hiện ra bệnh nhân bị thừa nhiễm sắc thể X. “Những người bị đột biến này
thường được gọi là “Nam XXY”, hay “Nam 47, XXY” hay “Hội chứng
Klinefelter”. Đột biến này khiến cho người nam giới không có tinh trùng
hoặc có rất ít. Khi gặp phải đột biến này, nam giới suốt đời sẽ không
thể có con bằng phương pháp thụ thai tự nhiên”, bác sĩ Phan Thị Hoan
nói.
Khi gặp phải những bất thường về sinh sản phải làm sao?
Theo
bác sĩ Phan Thị Hoan bất thường về sinh sản có thể được kể tới những
trường hợp sau: Vô sinh, sẩy thai liên tiếp nhiều lần không rõ nguyên
nhân hay sinh con có dị tật bẩm sinh… Những trường hợp kể trên đều nên
đi làm xét nghiệm nhiễm sắc thể. Làm xét nghiệm nhiễm sắc thể sẽ biết
được những đột biến về cấu trúc và số lượng.
Vô
sinh bao gồm vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Trường hợp các
cặp vợ chồng lấy nhau từ một năm trở lên "sinh hoạt" bình thường không
dùng biện pháp tránh thai
mà chưa có con gọi là vô sinh nguyên phát. Còn những trường hợp đã từng
có thai nhưng sau một năm sinh hoạt bình thường nhưng không có con trở
lại gọi là vô sinh thứ phát.

Bạn nên đi làm xét nghiệm nhiễm sắc thể nếu thường xuyên sẩy thai hoặc mãi không có con. (Ảnh: T.Long)
Cũng
theo bác sĩ Phan Thị Hoan không phải trường hợp nào cũng cần phải làm
xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ trước sinh. Việc làm xét nghiệm phải theo
chỉ định của bác sĩ ở những đối tượng có nguy cơ cao như: Những đối
tượng nên đi làm xét nghiệm đó là những phụ nữ đã lớn tuổi (trên 35
tuổi) mang thai; Phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp; Sinh con bị dị
tật; Người phụ nữ mang thai phát hiện đột biến nhiễm sắc thể như mất
đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn; Người phụ nữ mang nhiễm sắc thể X dễ gãy ở
vị trí XQ 273 - nguy cơ truyền nhiễm sắc thể đột biến cho con; Những
trường hợp vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát cần làm nhiễm sắc
thể…
Nếu vợ hoặc chồng có nhiễm sắc thể bất thường thì
tùy theo dạng nào bác sĩ sẽ có tư vấn và tiên lượng về khả năng sinh
sản. “Trường hợp thai phụ có mang đột biến về nhiễm sắc thể cũng không
cần phải quá lo lắng bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm Double test, Triple
test, siêu âm thai phát hiện những bất thường rồi mới tiến hành chọc ối.
Bệnh nhân sẽ thường được chọc ở tuần 17 của thai kỳ để biết được những
dị tật bẩm sinh. Đã có những trường hợp được bác sĩ chỉ định cho đi chọc
ối nhưng gia đình không đồng ý khi sinh con ra thì bị mắc bệnh Down rất
đáng tiếc”, bác sĩ Phan Thị Hoan cho biết.
Nói về
nguyên nhân tác động tới đột biến nhiễm sắc thể, bác sĩ Phan Thị Hoan
cho rằng, những bất thường về nhiễm sắc thể ngoài nguyên nhân di truyền
thì còn có thể đến từ yếu tố môi trường do các tác nhân vật lý (tia bức
xạ), hóa học (hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản…), sinh học (virus,
vi khuẩn).
Bác sĩ Hoan cũng khuyến cáo thêm: “Những đối tượng thuộc vào nhóm nguy cơ cao như tôi đã nói trên nên đi xét nghiệm nhiễm sắc thể sớm. Việc phát hiện sớm những bất thường về nhiễm sắc thể sẽ giúp bác sĩ tiên lượng được khả năng sinh sản và có những sự tư vấn tốt nhất cho bệnh nhân”.
Bác sĩ Hoan cũng khuyến cáo thêm: “Những đối tượng thuộc vào nhóm nguy cơ cao như tôi đã nói trên nên đi xét nghiệm nhiễm sắc thể sớm. Việc phát hiện sớm những bất thường về nhiễm sắc thể sẽ giúp bác sĩ tiên lượng được khả năng sinh sản và có những sự tư vấn tốt nhất cho bệnh nhân”.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
-
Sức khỏe25 phút trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe1 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe2 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe5 giờ trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe5 giờ trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe6 giờ trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe12 giờ trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).
-
Sức khỏe12 giờ trướcGan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Căn bệnh này có thể gây xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí suy gan và ung thư gan nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.