Thức ăn, nước uống kỵ rơ với thuốc

Thạc sĩ Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Ba, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng đưa ra một số ví dụ về sự phản ứng có hại giữa thức ăn với thuốc.

Các loại thứcăn giàu vitamin K, trái cây thuộc họ cam quýt có thể làm giảm công dụng củathuốc, không dùng chung với thuốc kháng viêm hoặc aspirin. Rễ cam thảo làmtăng huyết áp.

Thạc sĩ - Dượcsĩ Nguyễn Thị Thu Ba, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵngđưa ra một số ví dụ về sự phản ứng có hại giữa thức ăn với thuốc.

Nước ép bưởicó thể làm tăng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể. Có hai nhóm thuốcđặc biệt lưu ý không nên dùng kèm nước bưởi gồm:

Thuốc dùng đểhạ cholesterol trong máu là simvastatine và atorvastatine. Nước bưởi khidùng chung với simvastatine (hoặc atorvastatine) có thể làm tăng sự hấp thucủa thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.

Thức ăn, nước uống kỵ rơ với thuốc

Nước ép bưởi có thể làm tăng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể

Người dùngthuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus,ciclosporine…), nếu uống nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.

Bệnh nhântránh uống nước bưởi trong vòng hai giờ sau khi dùng các thuốc này, và nênchỉ uống ít hơn 250 ml nước bưởi mỗi ngày. Ngược lại, nước táo và nước camkhông gây tương tác với thuốc.

Các thức ăn giàuvitamin K như su, bắp cải xanh, rau màu xanhđậm, trái bơ, rau ngò, rau diếp, cần ăn rất ít các thức ăn này khi đang dùngcác thuốc chống đông dường uống (mục đích chống đông máu).

Các thức ănnày làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, vì vậy nguy cơ tạo huyết khối tăng(tạo cục máu đông trong lòng mạch). Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc chốngđông đường uống, nên bớt ăn một suất rau của ngày và không nên thay đổi độtngột thói quen ăn uống hàng ngày (như ăn nhiều lên hoặc giảm đi các loạithức ăn quen dùng).

Phải tránh uống rượu trong trường hợp bệnh nhân dùngthuốc có tác dụng trên thần kinh, bao gồm tất cả loại thuốcnhư an thần (thuốc giảm lo âu nhóm benzodiazepine), giảm đau hoặc giảm ho cóchứa codeine hoặc tramadol, thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, chốngkháng histamine chống dị ứng kinh điển.

Khi dùng đồngthời với các thuốc này, rượu có thể gây buồn ngủ và làm giảm các phản xạ,gây nguy hiểm đặc biệt khi điều khiển các phương tiện giao thông hoặc máymóc. Ngoài ra, khi dùng rượu chung với thuốc kháng viêm non-steroid hoặcaspirine có thể gây bỏng rát dạ dày hoặc tăng tiết acid dạ dày.

Các trái cây họcam quýt (chanh, bưởi, cam: xếp theo thứ tựgiảm dần về độ chua), tránh dùng chung với thuốc kháng viêm hoặc aspirine,do làm nặng thêm hoặc gây bỏng rát dạ dày, tăng lượng acid dạ dày. Nên uốngthuốc kháng viêm trong bữa ăn để trộn lẫn với thức ăn làm giảm tác dụng phụtrên dạ dày.

Cà phê cũng làthứ thức uống cần tránh. Cần tránh cafeinekhi đang dùng thuốc kháng sinh nhóm Quinolone như enoxacine, ciprofloxacinevà norfloxacine, hoặc theophylline (thuốc trị hen có cùng tác dụng giốngcafeine).

Các kháng sinhnày ngăn cản thải trừ cafeine và vì thế có thể gây quá liều cafeine, dẫn đếntình trạng kích thích, hồi hộp, run rẩy, toát mồ hôi thậm chí gây ảo giác.Cafeine sẽ làm tăng tác dụng phụ của theophylline. Vì thế cần tránh dùng mọithức ăn, đồ uống như cà phê, trà, hoặc nước giải khát có chứa cafeine trongsuốt thời gian dùng thuốc kháng sinh trên hoặc đang điều trị hen bằngtheophylline.

Rễ cam thảo gâytăng huyết áp. Giảm hoặc tốt hơn là nên tránhdùng cam thảo (kẹo hoặc thức uống có cam thảo) khi bị cao huyết áp.

Theo Thiên Chương
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.