Thực hư tin đồn ăn hồng giòn có nguy cơ tắc ruột

Gần đây, rất nhiều người dân hoang mang trước thông tin ăn hồng giòn có khả năng bị tắc ruột. Vậy thực chất loại quả này có nguy hiểm đến như vậy hay không?

Gần đây, rất nhiều người dân hoang mang trước thông tin ăn hồng giòn có khả năng bị tắc ruột. Vậy thực chất loại quả này có nguy hiểm đến như vậy hay không?

Những ngày gần đây, hồng giòn được bán khá nhiều tại các sạp hoa quả, các xe hàng rong... và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mới đây, thông tin về nguy cơ tiềm ẩn từ việc ăn hồng giòn khiến nhiều người dân vô cùng hoang mang và lo lắng. Theo đó, ăn hồng giòn có thể gây nên tình trạng tắc ruột do bã, vị chát và chất xơ từ loại quả này.

Những chất khó tiêu này khiến người ăn có khả năng gặp triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, bí trung - đại tiện, các trường hợp bị tắc ruột nếu không được phát hiện và điều trị rất dễ dẫn đến vỡ ruột và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc ăn hồng lúc đói hay ăn vỏ hồng cũng sẽ gây nên tình trạng tắc ruột. Trong quả hồng có chứa nhiều chất tanin và pectin. Những chất này có khả năng kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày, có khả năng bị lưu trong đó và hình thành sỏi. Khi sỏi không được đào thải ra ngoài, chúng sẽ gây ra tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, người dân cũng lo sợ trước thông tin về việc không nên ăn hồng khi uống rượu bởi hồng có tính hàn còn rượu có tính nóng và độc. Khi đi vào dạ dày, chúng sẽ kích thích bài tiết đường ruột khiến hồng biến thành chất sền sệt, dính nhầy, có khả năng tạo ra máu đông khó tiêu và không thể thải ra ngoài gây nên tắc ruột.

21-562a3

Ăn hồng giòn có khả năng bị tắc ruột. Ảnh: vnthuquan.

Đã có rất nhiều ý kiến phản hồi từ người dân xung quanh thông tin này. Bên cạnh những khẳng định ăn hồng chắc chắn sẽ gây ra tắc ruột thì cũng có những ý kiến phản bác cho rằng thông tin chưa đúng và chưa đủ cơ sở.

"Đúng rồi đó, mình hồi trước nhìn thấy ngon nên mua, ăn khá ngon nhưng không dám ăn tới trái thứ hai vì sau khi ăn xong cảm thấy hơi tắc ruột, khó thở. Mình đoán là do nhựa của quả hồng giòn, khi vào ruột kết hợp với enzim tạo thành một dạng dịch keo đặc quá nên không trôi qua khỏi thành ruột được. Không phải ai cũng bị, do phản ứng tùy cơ thể, nhưng nếu nhiều người bị thì đây là 1 nguy cơ cần cảnh giác. Nguy hiểm thật.", bạn Thanh Như cho biết.

Trong khi đó, bạn Nguyễn Trâm khẳng định: "Vô lý, mình ăn bao nhiêu loại quả có chất xơ mà có sao đâu, sao chỉ quả hồng bị tắc ruột, nếu có việc tắc ruột thì chỉ xảy ra với người nào ăn vội, ăn qua loa mà thôi chứ không thể đổ cho quả hồng".

Liên quan đến vấn đề trên, trưa 3/10, trao đổi với chúng tôi PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Khoa Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, hồng là một trong những loại quả chứa ít hóa chất nhất hiện nay.

Theo ông Thịnh, để quả hồng bớt chát mọi người thường dùng kim châm trên bề mặt của quả rồi ngâm với nước để hàm lượng chất chát hòa tan ra nước. Cách làm này để quả hồng đỡ chát và nhanh chín.

"Hiện tại đang là mùa thu, quả hồng đang vào chính vụ nên vấn đề hóa chất bảo quản không đáng lo ngại. Quả chỉ ngâm trong nước để loại bỏ chất chát, sau đó chín tự nhiên, không dùng hóa chất. Vị ngọt cũng là vị vốn có của quả chứ không phải do hóa chất. Chúng ta chỉ đáng lo ngại khi người ta dùng nước bẩn để ngâm quả", ông Thịnh nhấn mạnh.

Ông Thịnh cũng nêu rõ, hồng ngâm được bán phổ biến là hồng của cả Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng, Trung Quốc cũng ngâm theo phương pháp trên, không đáng lo ngại về hóa chất. Do họ có lợi thế về việc chọn giống nên quả thường to hơn loại trong nước.

Trước thông tin vừa ăn hồng vừa uống rượu có gây tắc nghẽn ruột, Thịnh thẳng thắn cho hay “đây là tin đồn vô căn cứ”. Theo ông, hồng giòn có ưu điểm là nhiều chất xơ, vitamin và chứa nhiều đường fructose dễ tiêu hóa.

"Rượu và hồng không có sự tương khắc. Lưu ý duy nhất khi sử dụng hồng giòn là có nhiều chất tanin và pectin có thể gây táo bón do cơ chế làm đông vón thức ăn. Về nguyên tắc, chất tanin dễ bị kết tủa, đông vón trong môi trường axit. Do đó, ăn nhiều trái hồng giòn lúc bụng đói - thời điểm dạ dày tiết nhiều dịch nhất - sẽ tạo điều kiện để chúng kết tủa. Ở mức nặng, bã thức ăn có thể gây tắc ruột - một hội chứng nguy hiểm", ông Thịnh chia sẻ thêm.

Theo Tri Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.