Thực phẩm không nên ăn khi đang cho con bú

Các bà mẹ có thể ăn đa dạng các loại thức ăn, nhưng cũng nên kiêng một số đồ ăn có thể gây tác động không tốt tới đứa trẻ.

Cơ thể người phụ nữ sau sinh phải mất một thời gian mới trở lại bình thường về mặt giải phẫu và sinh lý. Vì vậy, trong giai đoạn này cần phải đặc biệt quan tâm về vấn đề sức khỏe, nhất là về dinh dưỡng. Đây cũng là giai đoạn cơ thể dễ bị các rối loạn về tâm sinh lý, trong đó hay gặp nhất là rối loạn về tiêu hóa như táo bón, ăn khó tiêu...

Để có nguồn sữa mẹ tốt sau khi sinh, người mẹ cần được bổ sung thêm nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn bình thường. THeo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu nhu cầu nâng lượng ở người bình thường là 2.000Kcal/ngày, ở phụ nữ mang thai cần tăng thêm khoảng 350Kcal thì phụ nữ cho con bú cần thêm 550Kcal (tương đương với khoảng 3 bát cơm mỗi ngày), chất đạm cũng cần tăng thêm khoảng 28g, canxi cần tăng gấp đôi (1.000mg)...

Dinh dưỡng cần được cung cấp từ nguồn thực phẩm đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm protein, gluxit, lipit, rau quả...

Dinh dưỡng cần được cung cấp từ nguồn thực phẩm đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm protein, gluxit, lipit, rau quả... Không nên kiêng khem quá kỹ, ví dụ chỉ ăn thịt kho khô, ít ăn rau, ít ăn các món nhiều nước... có thể dẫn tới thiếu sứa cho bé. Bà Lê Thị Hải, giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lương thực cần trong 1 ngày cho phụ nữ cho con bú là nhóm gluxit 400-500g (cơm, mỳ, bún, phở, bánh mỳ...), protein (thịt, cá, tôm 200-300g, 1 quả trứng) dầu mỡ 40-50g, sữa 400-500ml, rau xanh 500g, quả chín 500g.

Để có nhiều sữa, nên ăn các món ăn nhiều nước như cháo, súp và uống thêm sữa. Các loại quả như cam, quýt nên ăn cả xơ để chống táo bón cho cả mẹ và con. Điều quan trọng nhất là phải cho bé bú thường xuyên, đúng cách để tăng tiết sữa vì thức ăn chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng của sữa.

Ngoài ra, bà mẹ khi cho con bú cũng cần tránh một số thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê, các loại nước tăng lực vì có thể gây chứng khó ngủ và quấy khóc ở trẻ nhỏ. Trong trà còn có một loại axit làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở bà mẹ đang cho con bú. Các loại gia vị như hạt tiêu, tỏi... cũng nên hạn chế vì có thể gây mùi vị khó chịu ở sữa khiến bé bỏ bú.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.