Thực phẩm nấu lò vi sóng có ảnh hưởng tới sức khỏe?

Một số người không dám dùng lò vi sóng chế biến thức ăn hay chỉ đơn giản là hâm nóng cháo, bột cho con vì lo ngại rằng, thực phẩm nấu bằng sóng viba có thể nhiễm sóng và gây ảnh hưởng bất lợi cho người ăn.

Một số người không dám dùng lò vi sóng chế biến thức ăn hay chỉ đơn giản là hâm nóng cháo, bột cho con vì lo ngại rằng, thực phẩm nấu bằng sóng viba có thể nhiễm sóng và gây ảnh hưởng bất lợi cho người ăn.

Lo sợ

Chị Nguyễn Thúy Loan (tổ 2 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội) có con đến tuổi ăn bột nên muốn mua lò vi sóng để tiện hâm bột cho con ăn hằng ngày. Tuy nhiên, chị lại rất lo ngại khi nghe một số bạn bè nói rằng nấu ăn hay thậm chí hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng thôi cũng không tốt, vì sóng viba của lò vi sóng tác động đến các tế bào chất của thực phẩm, làm biến chất thực phẩm và lâu dài gây tác hại cho người ăn thực phẩm đó.

Không riêng gì chị Loan, mà thực tế trên thế giới cũng không ít người lo ngại về tác dụng của lò vi sóng đối với thực phẩm. Tuy nhiên, TS Kristin Hendrickson, ngành hóa sinh, Đại học Bang Arizona (Mỹ) cho rằng, lo ngại về việc sóng viba có thể phá hủy chất dinh dưỡng hay do lò vi sóng làm cho thực thẩm mất an toàn là không có cơ sở. Mặc dù lò vi sóng - cũng như mọi phương pháp nấu nướng khác - đều làm giảm một lượng nhỏ vitamin có trong thực phẩm, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng thậm chí còn tốt hơn chế biến theo những cách truyền thống.

Theo TS Kristin Hendrickson, lò vi sóng nấu thực phẩm bằng cách sinh ra các sóng năng lượng làm rung động những hợp chất, cụ thể là các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử nước rung động cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt do ma sát.

Ảnh minh họa


KS điện - điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cũng khẳng định, cơ chế hoạt động này giúp sinh nhiệt từ bên trong khối thực phẩm và làm nóng thực phẩm từ trong ra ngoài khiến cho khối thực phẩm chín đều. Sóng cao tần do lò vi sóng phát ra tác động vào các tế bào thực phẩm có thể làm phân rã một số thành phần nhỏ có trong thực phẩm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, và cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.

Nấu chín thực phẩm trong thời gian ngắn

Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng riêng, cấu thành từ các chất vĩ mô (đạm, carbonhydrate và chất béo), các chất vi mô (vitamins, chất khoáng), chất xơ và nước. TS Hendrickson khẳng định, việc nấu bằng lò vi sóng không ảnh hưởng đến hàm lượng calo hay độ an toàn đối với sức khoẻ của các chất vĩ mô, dù là ở mức nhỏ nhất. Tất cả các phương pháp làm nóng thực phẩm, kể cả lò vi sóng hay bất kể phương pháp truyền thống nào, đều làm biến tính proteins.

Tuy nhiên, quá trình biến tính proteins lại không hề làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Các vitamin là những chất vi mô mà tế bào cơ thể cần để duy trì trạng thái khoẻ mạnh.

Việc đun nấu sẽ làm giảm bớt hàm lượng vitamin trong thực phẩm ở một mức rất nhỏ", TS Hendrickson trích nghiên cứu của TS David Zhang đăng trên Tạp chí khoa học "Hóa thực phẩm". Theo đó, TS Zhang lưu ý rằng, tất cả thực phẩm nấu chín đều có hàm lượng vitamin thấp hơn khi còn tươi sống, đặc biệt là đối với rau củ. Để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cân bằng như thực phẩm tươi sống chỉ cần ăn nhiều hơn một chút thực phẩm cùng loại đã nấu chín.

Thực chất, lượng vitamin trong thực phẩm giảm dần khi thời gian đun nấu tăng lên. Do vậy, thời gian nấu nướng càng ngắn - không quan trọng phương thức nấu - thì càng giữ được nhiều vitamin. Một nghiên cứu của TS Michael Schnepf (Đại học Bang Indiana, Mỹ) đã cho thấy rằng, rau củ nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống, vì lò vi sóng nấu thực phẩm đến cùng mức độ chín nhưng trong thời gian ngắn hơn.

Theo Kiến thức



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.