Thức uống đóng lon làm tăng huyết áp?

Khảo sát của TS Sang Hyuk Bae và GS Yun Chul Hong ở ĐH Quốc gia Seoul nêu khả năng dùng thức uống thương phẩm chứa trong chai tốt hơn cho huyết áp so với thức uống chứa trong lon.

Khảo sát của TS Sang Hyuk Bae và GS Yun Chul Hong ở ĐH Quốc gia Seoul nêu khả năng dùng thức uống thương phẩm chứa trong chai tốt hơn cho huyết áp so với thức uống chứa trong lon.

Bisphenol A có thể thẩm thấu từ lon vào thức uống.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 60 người cao tuổi nhằm xem xét liệu thành phần bisphenol A (BPA) thẩm thấu từ lon vào thức uống có gây tăng huyết áp hay không. Những người tham gia khảo sát được cho dùng sữa đậu nành đóng chai thủy tinh hoặc lon kim loại tại một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. GS Hong giải thích: “Chúng tôi sử dụng sữa đậu nành trong thử nghiệm là do thức uống này không làm tăng mà có khả năng hạ huyết áp”.

Kết quả cho thấy những người dùng sữa đậu nành trong chai có mức giảm huyết áp khoảng 7,9 mm Hg và người uống sữa trong lon chỉ có mức giảm 2,9 mm Hg. Hàm lượng BPA trong nước tiểu của những người uống sữa trong lon cao hơn 16 lần so với người dùng sữa trong chai. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng BPA từ lon chứa làm tăng thêm 5 mg Hg huyết áp ở người dùng sữa đậu nành.
 
Tuy nhiên, GS Mark Nelson thuộc Hội đồng Nghiên cứu cao huyết áp Úc cho rằng lập luận BPA làm tăng huyết áp là không đủ thuyết phục, do trên thực tế, huyết áp của người tham gia đều giảm ít hoặc nhiều chứ không tăng. Theo ông Nelson, khảo sát đã cho thấy việc chứa thức uống trong lon làm giảm đi tác dụng hạ huyết áp của sữa đậu nành chứ không thể kết luận rằng việc chứa nó trong lon làm tăng huyết áp.
 
Theo NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.