- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thuốc bôi ngoài da: Lợi và hại
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da, từ các loại thuốc dùng để điều trị các bệnh ngoài da đến các loại kháng sinh bôi vết thương...
Trên thị trường hiện nay córất nhiều loại thuốc bôi ngoài da, từ các loại thuốc dùng để điều trị cácbệnh ngoài da đến các loại kháng sinh bôi vết thương...
Tuy nhiên việc sửdụng các loại thuốc này lại không đơn giản. Xin giới thiệu công dụng và táchại của một số thuốc bôi ngoài da thông dụng.
Corticoid: Từ nhữngnăm 1960, các loại corticoid bôi tại chỗ bắt đầu được sử dụng chủ yếu trongđiều trị các bệnh lý da do viêm như chàm cơ địa, viêm da dầu, viêm da tiếpxúc, tổ đỉa... Một số bệnh lý ngoài da khác như u lympho thể da, luput banđỏ, vảy nến, liken phẳng... cũng có đáp ứng tốt với các thuốc này.
Tác dụng phụ nguy hiểmnhất của corticoid bôi tại chỗ là gây teo da. Biến chứng này thường xảyra sớm với các loại corticoid tác dụng mạnh như clobetasol propionate,fluocinolone acetonide... nhưng cũng có thể gặp với các loại tác dụngyếu nếu sử dụng kéo dài và liên tục. Mặt, nếp gấp và các vùng da mỏngthường bị teo da nhanh nhất, còn lòng bàn tay, bàn chân thường teo dachậm hơn.
Khi bị bệnh ngoài da, cẩn trọng khi bôi thuốc |
Trẻ em có nguy cơ teo dacao nhất, dùng phối hợp với corticoid toàn thân hoặc tiếp xúc nhiều vớiánh nắng sau thoa thuốc cũng làm tăng nguy cơ teo da. Biểu hiện của teoda bao gồm các vết bầm tím, da trở nên bóng và có các khía. Các tác dụngkhác thường gặp do corticoid bôi tại chỗ bao gồm rối loạn sắc tố da, rậmlông, nổi mụn trứng cá, làm chậm liền vết thương...
Corticoid dùng kéo dàitại các vùng da quanh mắt còn có thể gây ra hoặc làm nặng bệnh đục thuỷtinh thể và thiên đầu thống. Ngoài ra, các loại tác dụng mạnh nếu dùngkéo dài hoặc trên diện rộng cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận.Trong một số ít trường hợp, corticoid bôi tại chỗ còn có thể gây ra viêmda tiếp xúc mặc dù các thuốc này có tác dụng chống dị ứng rất mạnh.
Tác dụng phụ củacorticoid bôi phụ thuộc chủ yếu vào cường độ tác dụng và thời gian sửdụng của thuốc. Trong khi đó, tác dụng điều trị của các thuốc này tỷ lệthuận với nguy cơ gây tác dụng phụ của thuốc. Các biệt dược khác nhaucủa cùng một hoạt chất với cùng một hàm lượng cũng có thể có hiệu quảđiều trị và nguy cơ gây tác dụng phụ không giống nhau. Ngoài ra, việctăng hàm lượng của một hoạt chất corticoid trong thuốc bôi không làmtăng đáng kể hiệu quả điều trị của thuốc.
Một số bệnh lý có tổnthương viêm da ở quá sâu như sarcoidosis thường không đáp ứng vớicorticoid bôi tại chỗ do tác dụng phụ của thuốc thường đến trước khi tácdụng chính xuất hiện. Các bệnh lý có tổn thương da ở nông trên bề mặtnhư vảy nến, chàm cơ địa thường đáp ứng tốt với các loại corticoid bôitác dụng trung bình.
Trong các trường hợp viêmda mạn tính ở bàn tay (như trong bệnh vảy nến, chàm cơ địa), nên lựachọn các loại corticoid bôi tác dụng mạnh và dùng trong một thời gianngắn để hạn chế nguy cơ teo da lòng bàn tay. Nói chung ở trẻ em, nên lựachọn các loại thuốc bôi có cường độ tác dụng yếu như hydrocortisone,clobetasone butyrate...
Kháng sinh: mặc dùcó tới hàng trăm chế phẩm kháng sinh khác nhau đã được bào chế và đưavào sử dụng nhưng rất ít trong số này có thể dùng được ngoài da. Mỡerythromycin và clindamycin thường được sử dụng trong điều trị trứng cámủ và viêm nang lông, trong khi đó, các loại mỡ mupirocin, polymyxin,bacitracin và neomycin thường được dùng trong điều trị các nhiễm trùngngoài da như chốc...
Mỡ kháng sinh cũng có tácdụng tốt trong dự phòng nhiễm trùng các vết thương ngoài da. Viêm datiếp xúc là tác dụng phụ thường gặp với các loại mỡ chứa polymyxin,bacitracin và neomycin, do đó nên tránh sử dụng các loại thuốc này nếucó thuốc thay thế thích hợp. Một số trường hợp dị ứng nặng như hội chứngStevens-Johnson và Lyell do các loại kháng sinh bôi tại chỗ cũng đã đượcghi nhận.
Thuốc chống nấm:Hiện nay, rất nhiều loại thuốc chống nấm bôi ngoài da có sẵn trên thịtrường nhưng hiệu quả và cách sử dụng của chúng không hoàn toàn giốngnhau. Các thuốc chống nấm bôi tại chỗ thường được sử dụng trong điều trịcác trường hợp nhiễm nấm nông như lang ben, hắc lào, hăm kẽ, nấm móng,nấm da đầu...
Nystatin và miconazoleđặc biệt hiệu quả trong điều trị các trường hợp nhiễm nấm men (nhưCandida) nhưng không tác dụng đối với nấm sợi. Clotrimazole vàketoconazole có phổ tác dụng khá rộng so với 2 loại thuốc trên nhưng kémhơn so với các chế phẩm mới như terbinafine, ciclopirox olamine vàbutenafine. Cần lưu ý là trong các trường hợp nấm da đầu và nấm móng,thuốc chống nấm bôi tại chỗ thường không đủ tác dụng mà phải phối hợpthêm đường uống. Hiệu quả của các thuốc chống nấm bôi tại chỗ thường đạtđược sau dùng thuốc ít nhất 2 tuần, trừ trường hợp lang ben và hắc làocó thể thu được hiệu quả sau vài ngày.
Nấm kẽ và nấm bàn chân ởcác vận động viên điền kinh thường gây ra do độ ẩm tại chỗ quá cao, dođó, việc điều trị phải phối hợp giữa thuốc chống nấm với các biện phápchống ẩm tại chỗ. Nếu có trợt loét do bội nhiễm vi khuẩn, cần phối hợpthêm với kháng sinh. Bên cạnh các chỉ định trên, thuốc chống nấm bôi tạichỗ còn được chỉ định trong điều trị viêm da dầu. Mặc dù cơ chế của bệnhcòn chưa được biết rõ nhưng việc dùng các thuốc chống nấm bôi nhưketoconazole và ciclopirox olamine giúp giảm rõ rệt tình trạng viêm vàđóng vảy.
Các thuốc bôi phối hợp:Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc bôi phối hợp với thànhphần chủ yếu bao gồm một loại corticoid, một loại kháng sinh và một loạithuốc chống nấm. Nói chung, nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốcnày, vì trong nhiều trường hợp, các thành phần trong thuốc có thể cảntrở hiệu quả của nhau. Ví dụ, trong trường hợp nấm da, các chế phẩm cóchứa corticoid sẽ làm nặng bệnh và giảm hiệu quả của thuốc chống nấm.
Sức Khoẻ & Đời Sống
-
Sức khỏe12 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe16 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe21 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe21 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe23 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.