Tía tô - Dễ trồng và nhiều công dụng

Tía tô là loại rau gia vị được trồng phổ biến ở Việt Nam, không chỉ được dùng để ăn, lá tía tô còn là một vị thuốc hay, hữu dụng trong đời sống của mỗi người.

Tía tô là loại rau gia vị được trồng phổ biến ở Việt Nam, không chỉ được dùng để ăn, lá tía tô còn là một vị thuốc hay, hữu dụng trong đời sống của mỗi người.

Tía tô - Dễ trồng và nhiều công dụng

Tía tô là loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam. Lá tía tô có vị cay, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, thường được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền.

Tía tô được yêu thích bởi mùi thơm đặc trưng, được tạo nên bởi nguồn tinh dầu dồi dào có trong lá. Hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách khiến cơ thể ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.

Món ăn và cũng là bài thuốc đơn giản: cháo hành tía tô, được lưu truyền trong dân gian để chữa trị các triệu chứng cảm.

Tía tô trong tiếng Nhật có nghĩa là “Cây tím làm hồi sinh”, được người Nhật sử dụng từ rất lâu và sử dụng phổ biến khi ăn sống cùng hải sản, uống trà tía tô. Người Nhật thường xuyên sử dụng trà tía tô để tắm, trà có tác dụng dưỡng da, giảm khô ngứa da do tía tô có tác dụng làm ẩm, dịu da và tăng cường trao đổi chất.

PGS. TS Trần Công Khánh, TT Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết: “Dưới góc độ Đông y, tía tô là cây thuốc có tác dụng làm cho cơ thể chúng ta toát ra mồ hôi, kế hợp với hành làm tiết ra các dịch vị. Bát cháo hành tía tô có tác dụng giải cảm cho bệnh nhân cảm. Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng dân gian khi người bệnh lấy lá tía tô non, vò ra, sát vào các mụn cơm thì mụn cơm sau một số lần sát như vậy sẽ bay mất, khi các mụn cơm chính bay mất thì những mụn cơm nhỏ dần cũng bay theo".

"Không chỉ có nhiều tác dụng đối với lá tía tô, y học cổ truyền còn sử dụng cả hạt tía tô còn gọi là “tô tử”. Trong hạt tía tô có tới 40% dầu béo, ép dầu ấy ra thành thứ dầu ăn, cũng có thể làm thành thuốc. Cây tía tô là cây rất hay, gia đình nào cũng nên trồng một ít để làm gia vị sạch, không bị nhiễm thuốc sâu, đề phòng khi cần đến là có ngay vị thuốc ở trong nhà".

Theo VTV



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.