Tiêm chủng cho trẻ em: Nhiều nguy cơ tai biến

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia về tiêm chủng, sau khi những nguy cơ từ vaccin chưa an toàn, từ các sai sót trong tiêm chủng... mà chính ngành y tế đã chỉ ra nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia về tiêm chủng, sau khi những nguy cơ từ vaccin chưa an toàn, từ các sai sót trong tiêm chủng... mà chính ngành y tế đã chỉ ra nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.

Nước nghèo - vaccin cũng lạc hậu

PGS-TS Đỗ Sỹ Hiển - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe cộng đồng nhận định, do Việt Nam còn nghèo nên một số vaccin đang sử dụng vẫn thuộc thế hệ cũ như vaccin ho gà toàn tế bào, vaccin viêm não Nhật Bản sản xuất từ não chuột đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo không sử dụng. Ngoài ra chúng ta cũng chưa sử dụng vaccin bại liệt tiêm (hiện vẫn dùng vaccin uống - PV) trong khi đã thanh toán bại liệt được hơn 10 năm...


Theo PGS Hiển, vaccin ho gà toàn tế bào mà Việt Nam đang sử dụng (vaccin Quinvaxem - PV) có tới 3.000 kháng nguyên. Vì thế, khi tiêm vào cơ thể, trẻ sẽ gặp rất nhiều phản ứng gây sốt, đau, sưng tấy tại vết tiêm. Trong khi đó, vaccin vô bào chỉ có từ 3- 4 kháng nguyên, điều này sẽ giảm phản ứng ở trẻ, tạo an toàn về sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, giá thành của vaccin vô bào đắt gấp vài chục lần vaccin toàn tế bào, vì thế rất khó đưa vaccin vô bào thế hệ mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Dẫu biết là vaccin lạc hậu nhưng theo PGS Hiển - dẫn lời báo cáo của WHO cho biết, ngân sách Việt Nam dành để mua vaccin rất ít, chỉ đạt 30% nhu cầu tiêm phòng của trẻ, chủ yếu trông chờ vào nguồn viện trợ, vào các vaccin nhập khẩu. Còn GS Nguyễn Đình Bảng - nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vaccin và sinh phẩm y tế quốc gia cũng khẳng định, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vaccin nhập khẩu nhưng lại chưa có đơn vị chuyên trách đủ kỹ năng chuyên sâu để giám sát. Việt Nam chưa thể kiểm soát được chất lượng của tất cả vaccin nhập khẩu như vaccin 5 trong 1 Quinvaxem, vaccin MMR 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella).

Áp lực tiêm chủng và sai sót

Chất lượng vaccin đã khó kiểm soát, việc tổ chức tiêm chủng cũng còn nhiều vấn đề. Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (Hà Nội) cho biết, do số lượng trẻ quá đông, lại quy định tiêm chủng mở rộng trong 1 ngày nên áp lực với các điểm tiêm chủng rất lớn.

"Việc xác nhận chất lượng vaccin nhập khẩu chỉ căn cứ đơn thuần vào soát xét hồ sơ là việc làm không thuyết phục khoa học”.


GS Nguyễn Đình Bảng

Hiện hệ thống tiêm chủng mở rộng của Hà Nội bao gồm 577 điểm tại 577 xã/phường toàn thành phố, mỗi tháng có khoảng 77.000 trẻ trong thành phố cần tiêm chủng, mỗi điểm phải tiêm khoảng 138 trẻ trong vòng 1 ngày.

“Nên chăng cần tổ chức tiêm chủng mở rộng trong 2-3 ngày để phân tán bớt số trẻ đến các điểm tiêm chủng trong 1 ngày, như thế, cán bộ y tế có thời gian để thực hiện tư vấn, khám phân loại, theo dõi sau tiêm tốt hơn” - ông Cảm cho biết.

Điều tra của Bộ Y tế về vụ tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau tiêm vaccin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa qua cũng đã chỉ ra nhiều sai sót trong quy trình tiêm chủng, bảo quản vaccin.

GS Nguyễn Đình Bảng cho biết, các yếu tố khiến kháng nguyên bị biến chất và bị giảm sút hàm lượng là khi vaccin được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, ở không gian ánh sáng không thích hợp và quá thời hạn sử dụng. Vì thế, mỗi vaccin đã được nghiên cứu để quy định một nhiệt độ và cách sử dụng cụ thể. Nếu như bảo quản không đúng nhiệt độ thì chất lượng vaccin chắc chắn sẽ giảm sút, ảnh hưởng tới hiệu quả đề kháng bệnh của vaccin, thậm chí gây phản ứng sau tiêm ở trẻ.

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.